Hình dung của bạn về 1 gia đình hạnh phúc trước khi có người yêu? Trước khi lập gia đình? Và sau khi lập gia đình 5-7 năm có khác nhau nhiều không? Có lẽ tùy từng giai đoạn mà khi bạn đang yêu người như thế nào thì bạn sẽ hình dung về 1 gia đình hạnh phúc như thế ấy.
Hồi còn là SV, tôi hình dung về người bạn đời sẽ hơn tôi 'một cái đầu', là người tôi sẽ dựa vào như thuyền theo lái. Là người sẽ 'vào bếp' cùng tôi, dù tôi sẽ là người làm chính, cùng nhau ăn cơm bữa cơm gia đình vui vẻ, giống như truyền thống của gia đình đẻ của tôi, mọi người sẽ ăn cơm và cười nói với nhau suốt bữa cơm, rồi sau đó đợi nhau ăn xong mâm cơm, đợi nhau ăn xong hoa quả lát xê và cùng nhau uống nước. Buổi tối sẽ cùng nhau xem phim và lại tiếp tục rôm rả như vậy cho tới khi đi ngủ...
Góc nhìn về người bạn đời của tôi thay đổi khi tôi vào môi trường học MBA tại HSB. Tại một nơi mà tinh thần khởi nghiệp được 'ca ngợi' và lẽ dĩ nhiên những người làm doanh nhân họ cần có những phẩm chất để có thể thành công trên thương trường. Tôi có bị ảnh hưởng bởi môi trường, và cũng có mong muốn làm một cái gì đó có ích cho xã hội. Khóa MBA của tôi đã tốt nghiệp được 8 năm, nhiều người trong số đó giữ những vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn lớn, mặc dù vậy, số người thực sự khởi nghiệp và đứng vững không thực sự nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay trên tổng số 25 học viên của khóa.
Người ta thường nói giai đoạn 5 năm đầu lập gia đình có nhiều sóng gió, tỷ lệ ly hôn chiếm tới 95% trong giai đoạn này. Tôi và những người bạn cùng lứa tuổi đang bập bềnh trên đại dương gặp cơn sóng lớn. Những người bạn gái thân của tôi, ít nhiều cũng gặp những mâu thuẫn gia đình và có những lúc bế tắc, giống như tôi.
Vì sao nên nỗi?
Gần đây tôi đặt câu hỏi 'Lúc nào thì người ta nên lấy nhau?' Trong phim ảnh mà tôi vẫn thường xem, ở nước ngoài, người ta lấy nhau vì lúc đó họ không thể sống thiếu nhau. Có vẻ như hoàn toàn là cảm xúc trọn vẹn khi người ta quyết định lấy nhau. Không giống như ở nước mình, người ta lấy nhau vì hàng loạt những lý do như 'quá tuổi lập gia đình, rồi lo lắng chuyện nhiều tuổi quá thì không thể sinh con, hay yêu nhau đủ lâu quá rồi thì phải lấy, hoặc có thể là phải được tuổi mới lấy, đúng năm, đúng tháng, đúng ngày bất chấp 2 bên chưa kịp đủ hiểu về nhau đã vội phải cưới,..và còn rất nhiều những lý do khác tác động' khiến cho các cặp đôi phải lấy nhau, chứ không phải vì không thể sống thiếu nhau. Có thể lúc lấy nhau là khi tình yêu đã rơi rớt đi khá nhiều.
Cách đây 5 năm, tôi có cafe với 1 chị (hơn tôi 4 tuổi và là vợ của 1 anh bạn tôi chơi hồi đó khá thân) có 1 gia đình khá hạnh phúc và giờ là 2 nhóc nếp tẻ đủ cả. Chị tâm sự với tôi về 1 số mẩu chuyện của gia đình chị như 'ngay từ đầu, chị quyết định ở riêng; nếu mua gì cho mẹ đẻ thì cũng mua cho mẹ chồng và lựa chọn những thứ tốt nhất; mặc dù vậy không phải lúc nào cũng theo ý của mẹ chồng, ví dụ: bà 'can thiệp' vào việc con chị phải uống loại sữa A trong khi chị vẫn thường cho con uống loại sữa B, vậy chị sẽ đổ sữa B vào hộp sữa A, chị sẽ lựa cách hành xử khéo léo để vẫn được việc của mình mà không để mâu thuẫn xảy ra; hoặc có những vấn đề mà bên gia đình chồng 'can thiệp', chị sẽ 'lặng lẽ rút' để chồng ra mặt'. Tôi chơi với anh chồng của chị và tôi cũng biết đó là một người đàn ông đàng hoàng tử tế, sự nghiệp ổn định và yêu thương gia đình. Bản thân chị cũng tự thấy mình hạnh phúc khi có người chồng như vậy, dù chị thừa nhận mình cũng có khiếm khuyết như nấu ăn vụng về, nhưng có hề gì.
Câu chuyện của chị hồi đấy tôi nghe nhưng chưa đủ tuổi để hiểu, lúc đó tôi mới lập gia đình và còn nhiều non nớt. Giờ đây khi đang gặp phải bế tắc trong cuộc sống hôn nhân, tôi nhận thấy được một số bài học.
Hồi còn là SV, tôi hình dung về người bạn đời sẽ hơn tôi 'một cái đầu', là người tôi sẽ dựa vào như thuyền theo lái. Là người sẽ 'vào bếp' cùng tôi, dù tôi sẽ là người làm chính, cùng nhau ăn cơm bữa cơm gia đình vui vẻ, giống như truyền thống của gia đình đẻ của tôi, mọi người sẽ ăn cơm và cười nói với nhau suốt bữa cơm, rồi sau đó đợi nhau ăn xong mâm cơm, đợi nhau ăn xong hoa quả lát xê và cùng nhau uống nước. Buổi tối sẽ cùng nhau xem phim và lại tiếp tục rôm rả như vậy cho tới khi đi ngủ...
Góc nhìn về người bạn đời của tôi thay đổi khi tôi vào môi trường học MBA tại HSB. Tại một nơi mà tinh thần khởi nghiệp được 'ca ngợi' và lẽ dĩ nhiên những người làm doanh nhân họ cần có những phẩm chất để có thể thành công trên thương trường. Tôi có bị ảnh hưởng bởi môi trường, và cũng có mong muốn làm một cái gì đó có ích cho xã hội. Khóa MBA của tôi đã tốt nghiệp được 8 năm, nhiều người trong số đó giữ những vị trí quan trọng trong các công ty, tập đoàn lớn, mặc dù vậy, số người thực sự khởi nghiệp và đứng vững không thực sự nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay trên tổng số 25 học viên của khóa.
Người ta thường nói giai đoạn 5 năm đầu lập gia đình có nhiều sóng gió, tỷ lệ ly hôn chiếm tới 95% trong giai đoạn này. Tôi và những người bạn cùng lứa tuổi đang bập bềnh trên đại dương gặp cơn sóng lớn. Những người bạn gái thân của tôi, ít nhiều cũng gặp những mâu thuẫn gia đình và có những lúc bế tắc, giống như tôi.
Vì sao nên nỗi?
Gần đây tôi đặt câu hỏi 'Lúc nào thì người ta nên lấy nhau?' Trong phim ảnh mà tôi vẫn thường xem, ở nước ngoài, người ta lấy nhau vì lúc đó họ không thể sống thiếu nhau. Có vẻ như hoàn toàn là cảm xúc trọn vẹn khi người ta quyết định lấy nhau. Không giống như ở nước mình, người ta lấy nhau vì hàng loạt những lý do như 'quá tuổi lập gia đình, rồi lo lắng chuyện nhiều tuổi quá thì không thể sinh con, hay yêu nhau đủ lâu quá rồi thì phải lấy, hoặc có thể là phải được tuổi mới lấy, đúng năm, đúng tháng, đúng ngày bất chấp 2 bên chưa kịp đủ hiểu về nhau đã vội phải cưới,..và còn rất nhiều những lý do khác tác động' khiến cho các cặp đôi phải lấy nhau, chứ không phải vì không thể sống thiếu nhau. Có thể lúc lấy nhau là khi tình yêu đã rơi rớt đi khá nhiều.
Cách đây 5 năm, tôi có cafe với 1 chị (hơn tôi 4 tuổi và là vợ của 1 anh bạn tôi chơi hồi đó khá thân) có 1 gia đình khá hạnh phúc và giờ là 2 nhóc nếp tẻ đủ cả. Chị tâm sự với tôi về 1 số mẩu chuyện của gia đình chị như 'ngay từ đầu, chị quyết định ở riêng; nếu mua gì cho mẹ đẻ thì cũng mua cho mẹ chồng và lựa chọn những thứ tốt nhất; mặc dù vậy không phải lúc nào cũng theo ý của mẹ chồng, ví dụ: bà 'can thiệp' vào việc con chị phải uống loại sữa A trong khi chị vẫn thường cho con uống loại sữa B, vậy chị sẽ đổ sữa B vào hộp sữa A, chị sẽ lựa cách hành xử khéo léo để vẫn được việc của mình mà không để mâu thuẫn xảy ra; hoặc có những vấn đề mà bên gia đình chồng 'can thiệp', chị sẽ 'lặng lẽ rút' để chồng ra mặt'. Tôi chơi với anh chồng của chị và tôi cũng biết đó là một người đàn ông đàng hoàng tử tế, sự nghiệp ổn định và yêu thương gia đình. Bản thân chị cũng tự thấy mình hạnh phúc khi có người chồng như vậy, dù chị thừa nhận mình cũng có khiếm khuyết như nấu ăn vụng về, nhưng có hề gì.
Câu chuyện của chị hồi đấy tôi nghe nhưng chưa đủ tuổi để hiểu, lúc đó tôi mới lập gia đình và còn nhiều non nớt. Giờ đây khi đang gặp phải bế tắc trong cuộc sống hôn nhân, tôi nhận thấy được một số bài học.
Điều quan trọng nhất trong mối quan hệ hôn nhân là hai người hòa hợp và chia sẻ được cùng nhau những giá trị cốt lõi (của nhau) trong cuộc sống. Điều gì là đặc biệt quan trọng đối với bạn thì cũng quan trọng đối với người đó và ngược lại. Tuổi trẻ thường dễ bị 'dao động' khi chưa xác định rõ những giá trị của mình và trong một số tình huống, môi trường nhất định, thường bị ảnh hưởng và 'lãng quên' đi điều mình cho là quan trọng. Cảm xúc ban đầu khi yêu dễ khiến con người ta 'choáng ngợp' và vì thế tạm quên đi điều mà trước đó mình vốn tâm niệm. Chẳng hạn, bạn là người sống tình cảm và coi trọng sự gắn kết vui vẻ giữa các thành viên trong gia đình, sự chân thành, thẳng thắn, đôi khi có phần 'dân chủ' mà mọi người dành cho nhau thì thật khó mà hòa hợp hay 'nhập gia tùy tục' được với người bạn đời mà 'tôn ti trật tự' được coi lên hàng đầu, có nói với nhau điều gì cũng phải thật lựa và vòng vo. Hay bạn là người đam mê du lịch, bạn coi đó là 1 phần của cuộc sống của mình, muốn hòa mình vào thiên nhiên trong khi 'nửa còn lại' không bao giờ hưởng ứng thì chẳng phải lấy nhau 1 thời gian cả hai đều dần đánh mất đi 1 phần bản thân mình khi không thể hòa hợp được hay sao.
Điều quan trọng thứ hai là gia đình bạn và gia đình người ấy có tương đồng nhau về 'lối sống và văn hóa' hay không. Với những người chưa lập gia đình hay mới yêu thì điều này nghe lướt qua hơi có phần mơ hồ. Theo góc nhìn của tôi, điều này được cụ thể hóa bằng việc bạn quan sát những thói quen thường ngày mà gia đình người ấy sinh hoạt, cách nói chuyện, ứng xử giữa các thành viên, sự quan tâm đến nhau giữa mọi người, và cả khẩu vị ăn uống...có tương đồng với gia đình bạn hay không. Bởi việc thói quen vốn ăn sâu vào bạn cả mấy chục năm đã trở thành một phần con người bạn, thật khó để mà thích nghi hay phù hợp với gia đình khác mà không tương đồng. Nếu là ở riêng thì 'độ vênh' sẽ đỡ hơn là khi ở chung cùng với các thế hệ khác trong một ngôi nhà.
Điều quan trọng thứ ba và có thể chưa phải là điều cuối cùng, có lẽ tôi sẽ có dịp cập nhật thêm khi trải nghiệm của mình sâu rộng hơn, đó là cần có những nguyên tắc phải được thiết lập rõ ràng, cứng rắn, và phải được 2 người tuân thủ kỷ luật khi lấy nhau, những nguyên tắc đó có thể là các vấn đề về tài chính (ai là người nắm, việc chi tiêu được thống nhất ra sao); việc chăm sóc nuôi dạy con cái do ai đảm nhiệm (dĩ nhiên việc dạy dỗ con là của cả 2 người, nhưng có những vấn đề như việc cho con ăn như thế nào, xử lý khi con ốm ra sao, đi học chỗ nào, 2 người có thể bàn bạc nhưng người quyết là ai? theo tôi thì nên là người phụ nữ trong gia đình; nguyên tắc về các hoạt động gắn kết gia đình không được sao nhãng, ví dụ như cần phải dứt công việc và phải đi nghỉ mát với nhau định kỳ hằng năm, đi chơi vào cuối tuần, tham gia các hoạt động và thực sự dành thời gian chất lượng cho nhau, bao gồm cả thời gian hằng ngày, buổi sáng, bữa tối hay khoảng thời gian sinh hoạt sau đó... Tôi nghĩ, có thể bổ sung cả nguyên tắc khi xử lý mâu thuẫn khi xảy ra tranh luận, cãi vã nữa.
Giờ đây, ngồi nhìn lại chuỗi các sự việc đã diễn ra không được suôn sẻ, nếu có thể làm lại cuộc đời, tôi hình dung một gia đình hạnh phúc, trong đó, gia đình tôi được ở riêng trong 1 căn hộ chung cư khoảng hơn 100m2 do tôi lên ý tưởng thiết kế, cách bài trí căn phòng tiện lợi và thông minh cho các hoạt động sinh hoạt trong gia đình. Tôi muốn vừa có thể nấu nướng hay giặt quần áo mà vẫn ngó được tới chồng và các con đang vui chơi với nhau. Có thể tôi muốn cân nhắc việc thuê người giúp việc theo giờ, hơn là thuê hẳn người giúp việc. Bởi lẽ phụ thuộc quá nhiều vào người giúp việc làm giảm đi vai trò của người vợ trong gia đình. Tôi muốn mình có thể quyết định các vấn đề liên quan tới con cái và bàn bạc với chồng với những việc lớn trong gia đình. Bữa cơm gia đình vui vẻ, nói chuyện rôm rả từ khi ăn tới khi khi latxe, và sau đó là uống nước và các hoạt động vui chơi gắn kết với nhau...
Tôi không tham vọng một căn nhà to hơn, một chiếc xe ô tô xịn hơn. Tôi chỉ muốn một gia đình êm ấm và hạnh phúc, đầy ắp tiếng cười, mọi người yêu thương nhau. Có lẽ tôi sẽ tiếp tục hình dung để một ngày đẹp trời điều ước đó thành hiện thực.
PS. Những điều quan trọng trên sẽ chẳng còn quan trọng nếu 2 người không xuất phát từ một tình yêu thương sâu sắc và mãnh liệt ;)
Nhận xét