Dự là viết bài này từ hồi Tháng 1.2014, mà lần lữa mãi, giờ tôi mới có dịp quay trở lại tuổi thơ và hoàn thành nốt 'câu chuyện dang dở' này của mình.
Mẹ tôi từng nói rằng, nếu tôi đi xem bói mà ông thầy phán rằng: 'cuộc đời con bé này sẽ vào tù 1 lần' thì có lẽ tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tôi đã từng vào tù hồi 5 tuổi. Với một đứa trẻ 5 tuổi thì có thể nhớ được những gì? Những ký ức quá sâu đậm về một khoảng thời gian không bình lặng có lẽ vẫn mãi theo tôi tới già. Với ba mẹ tôi, có thể có nhiều cảm xúc trái chiều khi nghĩ về thời kỳ đó, nhưng với tôi, đó là cảm xúc 'phấn khích' về 1 thời tuổi trẻ 'hoành tráng' của mình mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ở một góc độ nào đó, tôi nghĩ nó cũng tạo nên nét cá tính của mình.
Tôi không nhớ công tác chuẩn bị của bố mẹ để đi vượt biên năm 1988 như thế nào, tôi chỉ nhớ có 1 khoảng thời gian ở Trà Cổ, được xem người ta làm 'thịt' con cá đuối cạnh giếng, ngủ trên chiếc chiếu đầy ruồi bâu, ở gia đình đó, có 1 thanh niên hâm hâm, ngớ ngẩn...Nghe đâu sau này mẹ tôi kể lại, thì thế nào mà chân ướt chân ráo đến đó, gia đình tôi lại được sắp cho ngủ trên chính chiếc giường của 1 đôi vợ chồng mới cưới (mà chú rể chính là thanh niên hâm hâm kia)..Hi hi, chắc vì 'bị hâm' nên mới nhường lại giường mới cưới cho 1 gia đình cơ nhỡ ở tạm qua ngày chờ thời điểm thích hợp lên đường vượt biên.
Quả là bố mẹ tôi 'máu' vượt biên thật, em trai tôi lúc đó mới có 7 tháng tuổi mà mẹ tôi thì vốn dĩ không có sữa, tôi còn nhớ hình ảnh của hộp sữa bò to ơi là to mà mẹ mang theo cho em. Vậy là đâu đó có chừng 5-7 hộ gia đình rủ nhau 'góp tiền' dựng thuyền để đi vượt biên. Ban ngày toàn đội đi đường rừng, chỉ có 2-3 người ở trên thuyền và đi men theo đường rừng. Ban đêm tất cả đều lên thuyền đi tiếp. Tôi, cũng giống như những đứa trẻ khác tầm tuổi lếch thếch theo chân người lớn đi đường rừng. Tôi còn nhớ một vài chi tiết như: vừa đi đường rừng, có những tán cây tre, và chú Hoàn (chú út bên đằng nội) vừa đi vừa tuốt những nõn lá tre non và ăn, tôi cũng bắt chước ăn những nõn lá tre non từ đó. Hay việc tích trữ nước uống quả là một vấn đề, mẹ tôi kể rằng: có 1 cốc nước và mọi người thay phiên nhau vắt chiếc khăn lau mặt, cho đến người cuối cùng thì cốc nước chuyển sang màu đen kịt. Một câu chuyện lì kỳ khác nữa là, có 1 bạn (trạc tuổi tôi) kêu khát nước quá, rồi bằng cách nào đó, mẹ bạn ấy nhoằng 1 cái cũng điều chế được nước 'tiểu' cho bạn ấy uống?! (Chuyện này tôi nghe mẹ kể nhiều lần nhưng không biết thực hư bao nhiêu % hi hi).
Tôi không nhớ quãng thời gian đi rừng kéo dài trong bao lâu, rồi đến một buổi chiều khi tất cả mọi người trên thuyền, bọn trẻ con như tôi đang lơ mơ giấc ngủ thì tôi nghe thấy tiếng súng nổ. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh và sau đó tôi chỉ biết là tất cả mọi người đều bị 'yên vị' trong dãy nhà tù. Nghe đâu nếu đêm hôm đó không bị bắt vào tù vì tội vượt biên, thì tất cả mọi người sẽ bị bão biển đánh cho vùi dập rồi. Cả đoàn người chúng tôi bị bắt cùng 1 đoàn thuyền khác, mà họ thì đã buộc sẵn người vào với nhau để nếu sóng biển cao 10m có đánh thì đánh tất cả lên bờ, chết cùng nhau, chứ chẳng lẽ tan tác mỗi xác một nơi?!
Trước khi bị nhốt vào trong nhà tù thì những người lớn đều đã bị 'bắt nuy' để bộ đội biên phòng kiểm tra và 'khám xét' xem mọi người có 'tàng trữ' gì không. Vậy là, mẹ tôi, chú tôi, bác tôi, những ai mà tôi biết, cố nuốt vào bụng những gì có thể nuốt được (như chiếc nhẫn), hay luồn dây chuyền vàng vào trong 2 lớp của chiếc mũ...Còn những thứ không thể giấu được hay không thể nuốt được thì bị LỘT SẠCH.
Họ phân chia đàn ông ở riêng, phụ nữ và trẻ em ở riêng trong các gian nhà tù khác nhau. Đến giờ, tôi vẫn có thể nhớ được hình ảnh của các gian tù đó. Nó rộng chừng hơn 10m2, cửa ra vào sơn xanh lá cây bạc màu, có 3 ô lỗ thoáng phía trên và có 1 lỗ tròn cạnh ổ khóa để 'tuồn cơm tù' qua lỗ tròn đó có phạm nhân. Phía cuối gian tù, họ dựng 1 vách ngăn để các phạm nhân đại tiện, tiểu tiện thiên nhiên ở sau vách ngăn đó, tất cả đều cứ 'thiên nhiên' như vậy.
Đêm đầu tiên ở trong tù, mọi người đều rất khát, liền khẩn khoản gọi cai tù cho xin nước uống, nhoằng 1 cái, họ tuồn chai nước nhựa có nước qua lỗ tròn, mọi người thi nhau ực ực giải cơn khát. Sáng hôm sau nhìn qua lỗ tròn mới biết, họ lấy nước ruộng ngay phía trước gian tù chứ chẳng phải đâu xa.
Mẹ tôi có con nhỏ (em trai tôi mới 7 tháng tuổi, có lẽ là đứa trẻ ít tháng tuổi nhất trong cả đoàn) nên đã khéo léo xin phép cai tù cho ra ngoài gian tù ban ngày và mẹ tôi có trách nhiệm trông lo cho lũ trẻ con, buổi tối tất cả lại vào gian tù. Tôi cùng lũ trẻ mò mẫm treo lên đồi gần đó và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết vị quả sim tím là như thế nào. Có lúc, tôi theo gót chân mẹ 'lẻn' vào bếp của cai tù để 'trộm' cơm trắng nóng. Mẹ trộm được ít cơm nóng và tuồn vào cho bố tôi và 1 số người đàn ông trong đoàn, đưa qua lỗ tròn. Sở dĩ tôi phân biệt cơm trắng nóng là vì, những phạm nhân chỉ được cơm nắm cháy, mỗi người 1 nắm. Họ cố tình làm cháy khê nồi cơm để có thể dễ nắm thành từng nắm một và phân phát cho mỗi phạm nhân 1 nắm như vậy. Tôi còn nhớ y nguyên cái cảm giác thèm thuồng khi thấy có người được chấm cơm tù với 'bột canh' hay muối. Bởi đối với tôi lúc đó, bột canh là 1 thứ xa xỉ. Cũng như tất cả mọi người, tôi được nuôi sống qua chuỗi ngày đó với 1 ngày 2 nắm cơm cháy tròn.
Hình như ở trong tù 1 tháng thì phụ nữ và trẻ em được thả về trước, còn đàn ông, thanh niên về sau đó chừng 3 tháng. Mẹ tôi lếch thếch 2 đứa con nhỏ, không xu dính túi, tìm cách trở về nhà. Có khi đi tàu thủy, có lúc đi bộ, có lúc đi nhờ được xe tải chở về Hải Dương. Mẹ tôi kể rằng, có lẽ trông 3 mẹ con quá thảm mà dù không chủ bụng ăn xin, nhưng người trên tàu thủy thấy thương quá mà bỏ lại cho ít tiền. Tôi không nhớ chút nào về cảm giác khổ sở đã trải qua, tôi chỉ nhớ đến cảm giác khi sau bao ngày lang bạt, lúc ngồi trên xe tải đi nhờ về Hải Dương, hình ảnh về những tán cây bàng đã làm cho một đứa trẻ 5 tuổi như tôi cảm thấy ấm áp và thân thương đến lạ, và tôi biết là mình sắp được trở về nhà. Phố Quang Trung, Hải Dương nhà tôi với hàng chục các cây bàng cổ thụ lâu năm, bàng được trồng 2 bên đường, từ đầu phố đến cuối phố, nếu đứng ở giữa đường và nhìn dọc theo con phố, sẽ thấy 2 tán cây bàng 2 bên đường đan vào nhau thành mái vòm thật tuyệt diệu.
Mẹ tôi, tôi và em đã trở về nhà theo cách đó. Ba tháng sau, bố tôi và những người đàn ông khác cũng được trở về nhà...
:D
PS. Một ngày 'sang chảnh' ngồi Coffee T-off và nhã hứng hoàn tất câu chuyện.
Mẹ tôi từng nói rằng, nếu tôi đi xem bói mà ông thầy phán rằng: 'cuộc đời con bé này sẽ vào tù 1 lần' thì có lẽ tôi sẽ thở phào nhẹ nhõm vì tôi đã từng vào tù hồi 5 tuổi. Với một đứa trẻ 5 tuổi thì có thể nhớ được những gì? Những ký ức quá sâu đậm về một khoảng thời gian không bình lặng có lẽ vẫn mãi theo tôi tới già. Với ba mẹ tôi, có thể có nhiều cảm xúc trái chiều khi nghĩ về thời kỳ đó, nhưng với tôi, đó là cảm xúc 'phấn khích' về 1 thời tuổi trẻ 'hoành tráng' của mình mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ở một góc độ nào đó, tôi nghĩ nó cũng tạo nên nét cá tính của mình.
Tôi không nhớ công tác chuẩn bị của bố mẹ để đi vượt biên năm 1988 như thế nào, tôi chỉ nhớ có 1 khoảng thời gian ở Trà Cổ, được xem người ta làm 'thịt' con cá đuối cạnh giếng, ngủ trên chiếc chiếu đầy ruồi bâu, ở gia đình đó, có 1 thanh niên hâm hâm, ngớ ngẩn...Nghe đâu sau này mẹ tôi kể lại, thì thế nào mà chân ướt chân ráo đến đó, gia đình tôi lại được sắp cho ngủ trên chính chiếc giường của 1 đôi vợ chồng mới cưới (mà chú rể chính là thanh niên hâm hâm kia)..Hi hi, chắc vì 'bị hâm' nên mới nhường lại giường mới cưới cho 1 gia đình cơ nhỡ ở tạm qua ngày chờ thời điểm thích hợp lên đường vượt biên.
Quả là bố mẹ tôi 'máu' vượt biên thật, em trai tôi lúc đó mới có 7 tháng tuổi mà mẹ tôi thì vốn dĩ không có sữa, tôi còn nhớ hình ảnh của hộp sữa bò to ơi là to mà mẹ mang theo cho em. Vậy là đâu đó có chừng 5-7 hộ gia đình rủ nhau 'góp tiền' dựng thuyền để đi vượt biên. Ban ngày toàn đội đi đường rừng, chỉ có 2-3 người ở trên thuyền và đi men theo đường rừng. Ban đêm tất cả đều lên thuyền đi tiếp. Tôi, cũng giống như những đứa trẻ khác tầm tuổi lếch thếch theo chân người lớn đi đường rừng. Tôi còn nhớ một vài chi tiết như: vừa đi đường rừng, có những tán cây tre, và chú Hoàn (chú út bên đằng nội) vừa đi vừa tuốt những nõn lá tre non và ăn, tôi cũng bắt chước ăn những nõn lá tre non từ đó. Hay việc tích trữ nước uống quả là một vấn đề, mẹ tôi kể rằng: có 1 cốc nước và mọi người thay phiên nhau vắt chiếc khăn lau mặt, cho đến người cuối cùng thì cốc nước chuyển sang màu đen kịt. Một câu chuyện lì kỳ khác nữa là, có 1 bạn (trạc tuổi tôi) kêu khát nước quá, rồi bằng cách nào đó, mẹ bạn ấy nhoằng 1 cái cũng điều chế được nước 'tiểu' cho bạn ấy uống?! (Chuyện này tôi nghe mẹ kể nhiều lần nhưng không biết thực hư bao nhiêu % hi hi).
Tôi không nhớ quãng thời gian đi rừng kéo dài trong bao lâu, rồi đến một buổi chiều khi tất cả mọi người trên thuyền, bọn trẻ con như tôi đang lơ mơ giấc ngủ thì tôi nghe thấy tiếng súng nổ. Mọi chuyện diễn ra rất nhanh và sau đó tôi chỉ biết là tất cả mọi người đều bị 'yên vị' trong dãy nhà tù. Nghe đâu nếu đêm hôm đó không bị bắt vào tù vì tội vượt biên, thì tất cả mọi người sẽ bị bão biển đánh cho vùi dập rồi. Cả đoàn người chúng tôi bị bắt cùng 1 đoàn thuyền khác, mà họ thì đã buộc sẵn người vào với nhau để nếu sóng biển cao 10m có đánh thì đánh tất cả lên bờ, chết cùng nhau, chứ chẳng lẽ tan tác mỗi xác một nơi?!
Trước khi bị nhốt vào trong nhà tù thì những người lớn đều đã bị 'bắt nuy' để bộ đội biên phòng kiểm tra và 'khám xét' xem mọi người có 'tàng trữ' gì không. Vậy là, mẹ tôi, chú tôi, bác tôi, những ai mà tôi biết, cố nuốt vào bụng những gì có thể nuốt được (như chiếc nhẫn), hay luồn dây chuyền vàng vào trong 2 lớp của chiếc mũ...Còn những thứ không thể giấu được hay không thể nuốt được thì bị LỘT SẠCH.
Họ phân chia đàn ông ở riêng, phụ nữ và trẻ em ở riêng trong các gian nhà tù khác nhau. Đến giờ, tôi vẫn có thể nhớ được hình ảnh của các gian tù đó. Nó rộng chừng hơn 10m2, cửa ra vào sơn xanh lá cây bạc màu, có 3 ô lỗ thoáng phía trên và có 1 lỗ tròn cạnh ổ khóa để 'tuồn cơm tù' qua lỗ tròn đó có phạm nhân. Phía cuối gian tù, họ dựng 1 vách ngăn để các phạm nhân đại tiện, tiểu tiện thiên nhiên ở sau vách ngăn đó, tất cả đều cứ 'thiên nhiên' như vậy.
Đêm đầu tiên ở trong tù, mọi người đều rất khát, liền khẩn khoản gọi cai tù cho xin nước uống, nhoằng 1 cái, họ tuồn chai nước nhựa có nước qua lỗ tròn, mọi người thi nhau ực ực giải cơn khát. Sáng hôm sau nhìn qua lỗ tròn mới biết, họ lấy nước ruộng ngay phía trước gian tù chứ chẳng phải đâu xa.
Mẹ tôi có con nhỏ (em trai tôi mới 7 tháng tuổi, có lẽ là đứa trẻ ít tháng tuổi nhất trong cả đoàn) nên đã khéo léo xin phép cai tù cho ra ngoài gian tù ban ngày và mẹ tôi có trách nhiệm trông lo cho lũ trẻ con, buổi tối tất cả lại vào gian tù. Tôi cùng lũ trẻ mò mẫm treo lên đồi gần đó và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết vị quả sim tím là như thế nào. Có lúc, tôi theo gót chân mẹ 'lẻn' vào bếp của cai tù để 'trộm' cơm trắng nóng. Mẹ trộm được ít cơm nóng và tuồn vào cho bố tôi và 1 số người đàn ông trong đoàn, đưa qua lỗ tròn. Sở dĩ tôi phân biệt cơm trắng nóng là vì, những phạm nhân chỉ được cơm nắm cháy, mỗi người 1 nắm. Họ cố tình làm cháy khê nồi cơm để có thể dễ nắm thành từng nắm một và phân phát cho mỗi phạm nhân 1 nắm như vậy. Tôi còn nhớ y nguyên cái cảm giác thèm thuồng khi thấy có người được chấm cơm tù với 'bột canh' hay muối. Bởi đối với tôi lúc đó, bột canh là 1 thứ xa xỉ. Cũng như tất cả mọi người, tôi được nuôi sống qua chuỗi ngày đó với 1 ngày 2 nắm cơm cháy tròn.
Hình như ở trong tù 1 tháng thì phụ nữ và trẻ em được thả về trước, còn đàn ông, thanh niên về sau đó chừng 3 tháng. Mẹ tôi lếch thếch 2 đứa con nhỏ, không xu dính túi, tìm cách trở về nhà. Có khi đi tàu thủy, có lúc đi bộ, có lúc đi nhờ được xe tải chở về Hải Dương. Mẹ tôi kể rằng, có lẽ trông 3 mẹ con quá thảm mà dù không chủ bụng ăn xin, nhưng người trên tàu thủy thấy thương quá mà bỏ lại cho ít tiền. Tôi không nhớ chút nào về cảm giác khổ sở đã trải qua, tôi chỉ nhớ đến cảm giác khi sau bao ngày lang bạt, lúc ngồi trên xe tải đi nhờ về Hải Dương, hình ảnh về những tán cây bàng đã làm cho một đứa trẻ 5 tuổi như tôi cảm thấy ấm áp và thân thương đến lạ, và tôi biết là mình sắp được trở về nhà. Phố Quang Trung, Hải Dương nhà tôi với hàng chục các cây bàng cổ thụ lâu năm, bàng được trồng 2 bên đường, từ đầu phố đến cuối phố, nếu đứng ở giữa đường và nhìn dọc theo con phố, sẽ thấy 2 tán cây bàng 2 bên đường đan vào nhau thành mái vòm thật tuyệt diệu.
:D
PS. Một ngày 'sang chảnh' ngồi Coffee T-off và nhã hứng hoàn tất câu chuyện.
Nhận xét