Khách hàng: Thật sự không thể hiểu nổi cái chính sách này của bên em, vô lý hết sức. Chẳng bằng 1 góc của bên X.
Nhân viên: Em biết, anh nói đúng. Em đã bảo họ (công ty) rồi nhưng họ không nghe. Em xin lỗi, em không thể làm gì hơn được.
Bạn nghe thấy cuộc hội thoại trên có quen quen không?
Có thể cô nhân viên cảm thấy mình trung thành với khách hàng khi nói với họ như vậy. Nhưng bạn có biết, khi khách hàng này gác điện thoại, anh ta sẽ nghĩ gì? Người nhân viên hỗ trợ khách hàng cố gắng tỏ ra “tử tế”, nhưng điều cô đã làm lại là một đòn đánh ngầm đối với toàn đội. Có thể khách hàng của bạn sẽ nghĩ: “Chà, cái công ty này thật sự không đáng tin cậy. Người của họ lại đi nói xấu lẫn nhau.”
Có thể cô nhân viên cảm thấy mình trung thành với khách hàng khi nói với họ như vậy. Nhưng bạn có biết, khi khách hàng này gác điện thoại, anh ta sẽ nghĩ gì? Người nhân viên hỗ trợ khách hàng cố gắng tỏ ra “tử tế”, nhưng điều cô đã làm lại là một đòn đánh ngầm đối với toàn đội. Có thể khách hàng của bạn sẽ nghĩ: “Chà, cái công ty này thật sự không đáng tin cậy. Người của họ lại đi nói xấu lẫn nhau.”
Hãy về phe với đội của mình. Đừng “vạch áo cho người xem lưng”. Đó không phải lòng trung thành. Ngay cả nếu bạn không đồng ý với một hệ thống, một quy luật hay một chính sách của đội, bạn vẫn cần phải trung thành với họ cho đến khi mọi việc được thay đổi từ bên trong. Như thế không có nghĩa là bạn phải ngậm miệng, mù quáng tuân theo mọi thứ và bịt mắt trước những cảm nghĩ của mình. Nhưng hãy chiến đấu để thay đổi từ bên trong. Bạn không được tự do phát tán chúng với bất cứ ai. Bạn làm việc với đội của bạn chứ không phải chống lại họ. Nếu không, không ai có thể chiến thắng cả.
Đó là một phần trích đoạn trong cuốn “Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công”, tác giả Blair Singer, đã khiến tôi bừng bỉnh về khái niệm “lòng trung thành”. Nếu không phải là đòi hỏi một lòng trung thành tuyệt đối, cả trong suy nghĩ lẫn hành động, thì nhiều khi chính tôi cũng đã vi phạm điều này. Ranh giới “có” hay “không” này thực sự là rất mong manh, khi ta đặt trên các hệ quy chiếu khắt khe hay dễ dãi, yêu cầu về lòng trung thành từ các thành viên của đội nhóm. Ví dụ, với các phòng ban khác, thì tôi với các thành viên trong phòng là 1 đội, với khách hàng, đối tác, thì phòng tôi với các phòng ban khác là một đội.
Một tình huống khác, khi Sếp hỏi một nhân viên cấp dưới của bạn đưa ra nhận xét về công việc của cả đội nhóm của bạn, bạn cảm thấy như thế nào khi lần đầu tiên được nghe những phản hồi đó, những điều mà anh em ngồi trong phòng với nhau hằng ngày, hằng giờ mà tại sao bạn lại chưa từng được góp ý? Có thể, người nhân viên ấy, vì bị áp lực thấy cần phải nói ra một điều gì đó, hoặc vì muốn thể hiện bản thân nên đã nói ra. Còn bạn, bạn đã thực sự cởi mở để các bạn nhân viên mình sẵn sàng phản hồi cả những điều khó nói một cách dễ dàng chưa?
“Hãy nhớ, toàn bộ lý do của chuyện này là vì trong những hoàn cảnh áp lực, cảm xúc sẽ lấn át lý trí. Khi một đội nhóm gặp áp lực cao, khi lý trí không còn tỉnh táo, liệu họ có còn trung thành với nhau không? Một số người sẽ giúp người lạ trước khi giúp gia đình mình. Có thể bạn biết một ai đó tương tự như thế trong gia đình của chính bạn. Nhưng đó không phải là một mối quan hệ tuyệt vời và không một đội nhóm thật sự nào lại cư xử như thế cả. Việc đó hủy hoại một đội nhóm ngay từ bên trong.
Nếu bạn không có lòng trung thành, hãy tự đòi hỏi nó ở chính mình. Ngày nay, người ta dễ dàng bất trung với đội nhóm của mình nếu họ nhận được một lời mời tốt hơn từ một nơi khác. Nhưng tôi muốn nói với bạn điều này, tôi luôn cảm thấy ấm lòng khi ai đó bảo tôi rằng anh ta đã ở lại vì trung thành với đội. Điều đó mang cả đội đến gần nhau hơn. Và nếu điều đó xảy ra trong đội của tôi, không có gì mà tôi sẽ không làm cho người đó”.
Trích “Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công”, tác giả Blair Singer.
Nhận xét