Trước hết là tôi thấy mình may mắn khi lần đầu đi offline CLB Vườn Yêu Thương Ban An đã được tặng một cuốn sách từ Thầy Nguyễn Mạnh Hùng. Ngay lập tức, tôi đã dành thời gian để đọc cuốn sách ấy “Để hôm nay trở thành Kiệt tác” của tác giả John C. Maxwell, để kịp góp reviews chia sẻ cùng cả nhà.
Điều tôi nhận thấy rõ nét trong mạch tư duy của tác giả là, mỗi khi có 1 sự kiện xảy ra, một luồng tri thức mới, giây phút bừng sáng “ơ rê ca” nào đó, ông ngay lập tức đối chiếu với lỗ hổng của bản thân, và tức thì đưa ra Tuyên bố hành động, thiết lập thứ tự ưu tiên và Kỷ luật thực hành tuyên bố đó.
Bởi vậy, “Để hôm nay trở thành Kiệt tác” chính là cách mà John C. Maxwell đã thiết lập 12 việc cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày.
John C. Maxwell cho rằng có 2 yếu tố cần thiết để mỗi ngày đều trở thành một kiệt tác, đó là: Các quyết định và tính kỷ luật; giống như 2 mặt của 1 đồng xu, chúng không thể tách rời nhau, nếu thiếu 1 cái thì cái còn lại trở thành vô nghĩa. Nói cách khác
Một quyết định tốt- kỷ luật hằng ngày=một kế hoạch thất bại
Một kỷ luật hằng ngày tốt-một mục tiêu tốt=một đội quân không có huân chương
Một mục tiêu tốt+một kỷ luật hằng ngày=một kiệt tác sắp thành.
12 việc hằng ngày của John C. Maxwell
1. Thái độ: lựa chọn và thể hiện một thái độ đúng đắn hằng ngày. “Tôi sẽ luôn giữ thái độ sống tích cực và sử dụng thái độ đó để tác động đến mọi người xung quanh”.
2. Ưu tiên: Hằng ngày, xác định và hành động dựa trên những điều quan trọng trong danh sách những điều ưu tiên. “Tôi sẽ dành ưu tiên và sự tập trung chú ý cũng như năng lượng vào những việc sẽ đem lại cho mình sự đền đáp cao nhất”.
3. Sức khỏe: Biết và làm theo những hướng dẫn về sức khỏe hằng ngày. “Tôi sẽ chăm sóc thật tốt bản thân bằng cách tập luyện và ăn uống đúng cách.”
4. Gia đình: Gần gũi và chăm sóc gia đình hằng ngày. “Tôi sẽ đặt việc chăm sóc và gần gũi với gia đình là một trong những ưu tiên trong cuộc đời.”
5. Suy nghĩ: Thực hành và phát triển tư duy sáng suốt hằng ngày. “Tôi sẽ nghĩ những điều có ích cho bản thân mình và người khác.”
6. Sự cam kết: Tạo dựng và gìn giữ sự tận tụy phù hợp hằng ngày. “Nếu có điều gì đáng làm, tôi sẽ tự cam kết với bản thân mình để thực hiện nó tới cùng.”
7. Tài chính: Kiếm và quản lý tiền bạc một cách đúng đắn hằng ngày.
8. Đức tin: Làm sâu sắc thêm và sống với đức tin hằng ngày. “Tôi sẽ nhận món quà của Chúa, là con trai Người, Jesus Christ, như là đấng cứu rỗi của tôi.”
9. Những mối quan hệ: Tạo dựng và đầu tư vào những mối quan hệ vững chắc hằng ngày. “Tôi sẽ chủ động và đầu tư vào các mối quan hệ với mọi người.”
10. Hào phóng: Lên kế hoạch và nêu gương hào phóng hằng ngày.
11. Giá trị: Nâng niu và thực hành những giá trị tốt hằng ngày. “Tôi sẽ lãnh đạo những người khác theo những giá trị mà tôi trân trọng.”
12. Trưởng thành: Tìm kiếm và trải nghiệm sự tăng trưởng hằng ngày. “Tôi sẽ triển khai và tuân theo một kế hoạch phát triển bản thân cho đời mình.”
Một điểm lý thú nữa mà tôi thắc mắc sao tác giả lại yêu vợ đến vậy, gần như chương nào ông cũng nhắc đến tên người vợ của mình với một niềm tự hào và yêu thương vô bờ bến.
Lang thang đến trang 166 thì tôi như nhận ra được một phần lý do. Đây là cuốn đầu tiên của ông mà tôi đọc, hẳn cái tên “Margaret” còn xuất hiện rất nhiều lần khác trong các cuốn sách khác của ông.
Vào năm 1974, sau khi dùng bữa sáng với Kurt Kampmeir, John C. Maxwell của chúng ta đã hiểu rằng ông chưa hề có một kế hoạch phát triển bản thân. Để bỏ ra 745usd mua bộ tài liệu tham khảo của Kurt, vốn là một khoản tiền không nhỏ, nhưng cả 2 vợ chồng ông đã rất đồng lòng để đầu tư khoản này. Quan trọng hơn, ông và vợ đã thề nguyền là sẽ cùng nhau phát triển. Từ ngày hôm đó, họ cùng học tập, cùng du hành, và cùng hy sinh để cùng phát triển. Đó là một quyết định sáng suốt. Trong khi có rất nhiều cặp đôi ngày càng xa nhau, họ lại cùng nhau tiến lên.
Đọc đến đây, tôi trộm nghĩ, tác giả quả là một người đàn ông may mắn khi có được một người vợ, một đối tác có chung trí hướng đến như vậy. Người ta đâu cần phải lựa chọn giữa Sự nghiệp và Hạnh phúc gia đình. Hoàn toàn có thể chọn được cả 2 để có được một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc. Câu hỏi quan trọng hơn, là tìm được một đối tác phù hợp với giá trị mà bạn đang theo đuổi, hẳn hành trình ấy sẽ vui hơn rất nhiều :D
PS. Tuy không liên quan lắm tới reviews cuốn sách này, nhưng tôi thấy mình may mắn khi đã có duyên đọc cuốn “The power of Positive Thinking”, tác giả Norman Vincent Peale hồi năm 2 Đại học. Đây cũng chính là cuốn mà tác giả John C. Maxwell đã đọc hồi năm lớp 7. Sau đó, ông còn được cha ông cho đi cùng đến Thính phòng Veterans Memorial ở Columbus, Ohio, để nghe và gặp tiến sỹ Peale. Chuyến đi đó đã định hình cuộc đời ông.
Điều tôi nhận thấy rõ nét trong mạch tư duy của tác giả là, mỗi khi có 1 sự kiện xảy ra, một luồng tri thức mới, giây phút bừng sáng “ơ rê ca” nào đó, ông ngay lập tức đối chiếu với lỗ hổng của bản thân, và tức thì đưa ra Tuyên bố hành động, thiết lập thứ tự ưu tiên và Kỷ luật thực hành tuyên bố đó.
Bởi vậy, “Để hôm nay trở thành Kiệt tác” chính là cách mà John C. Maxwell đã thiết lập 12 việc cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày.
John C. Maxwell cho rằng có 2 yếu tố cần thiết để mỗi ngày đều trở thành một kiệt tác, đó là: Các quyết định và tính kỷ luật; giống như 2 mặt của 1 đồng xu, chúng không thể tách rời nhau, nếu thiếu 1 cái thì cái còn lại trở thành vô nghĩa. Nói cách khác
Một quyết định tốt- kỷ luật hằng ngày=một kế hoạch thất bại
Một kỷ luật hằng ngày tốt-một mục tiêu tốt=một đội quân không có huân chương
Một mục tiêu tốt+một kỷ luật hằng ngày=một kiệt tác sắp thành.
12 việc hằng ngày của John C. Maxwell
1. Thái độ: lựa chọn và thể hiện một thái độ đúng đắn hằng ngày. “Tôi sẽ luôn giữ thái độ sống tích cực và sử dụng thái độ đó để tác động đến mọi người xung quanh”.
2. Ưu tiên: Hằng ngày, xác định và hành động dựa trên những điều quan trọng trong danh sách những điều ưu tiên. “Tôi sẽ dành ưu tiên và sự tập trung chú ý cũng như năng lượng vào những việc sẽ đem lại cho mình sự đền đáp cao nhất”.
3. Sức khỏe: Biết và làm theo những hướng dẫn về sức khỏe hằng ngày. “Tôi sẽ chăm sóc thật tốt bản thân bằng cách tập luyện và ăn uống đúng cách.”
4. Gia đình: Gần gũi và chăm sóc gia đình hằng ngày. “Tôi sẽ đặt việc chăm sóc và gần gũi với gia đình là một trong những ưu tiên trong cuộc đời.”
5. Suy nghĩ: Thực hành và phát triển tư duy sáng suốt hằng ngày. “Tôi sẽ nghĩ những điều có ích cho bản thân mình và người khác.”
6. Sự cam kết: Tạo dựng và gìn giữ sự tận tụy phù hợp hằng ngày. “Nếu có điều gì đáng làm, tôi sẽ tự cam kết với bản thân mình để thực hiện nó tới cùng.”
7. Tài chính: Kiếm và quản lý tiền bạc một cách đúng đắn hằng ngày.
8. Đức tin: Làm sâu sắc thêm và sống với đức tin hằng ngày. “Tôi sẽ nhận món quà của Chúa, là con trai Người, Jesus Christ, như là đấng cứu rỗi của tôi.”
9. Những mối quan hệ: Tạo dựng và đầu tư vào những mối quan hệ vững chắc hằng ngày. “Tôi sẽ chủ động và đầu tư vào các mối quan hệ với mọi người.”
10. Hào phóng: Lên kế hoạch và nêu gương hào phóng hằng ngày.
11. Giá trị: Nâng niu và thực hành những giá trị tốt hằng ngày. “Tôi sẽ lãnh đạo những người khác theo những giá trị mà tôi trân trọng.”
12. Trưởng thành: Tìm kiếm và trải nghiệm sự tăng trưởng hằng ngày. “Tôi sẽ triển khai và tuân theo một kế hoạch phát triển bản thân cho đời mình.”
Một điểm lý thú nữa mà tôi thắc mắc sao tác giả lại yêu vợ đến vậy, gần như chương nào ông cũng nhắc đến tên người vợ của mình với một niềm tự hào và yêu thương vô bờ bến.
Lang thang đến trang 166 thì tôi như nhận ra được một phần lý do. Đây là cuốn đầu tiên của ông mà tôi đọc, hẳn cái tên “Margaret” còn xuất hiện rất nhiều lần khác trong các cuốn sách khác của ông.
Vào năm 1974, sau khi dùng bữa sáng với Kurt Kampmeir, John C. Maxwell của chúng ta đã hiểu rằng ông chưa hề có một kế hoạch phát triển bản thân. Để bỏ ra 745usd mua bộ tài liệu tham khảo của Kurt, vốn là một khoản tiền không nhỏ, nhưng cả 2 vợ chồng ông đã rất đồng lòng để đầu tư khoản này. Quan trọng hơn, ông và vợ đã thề nguyền là sẽ cùng nhau phát triển. Từ ngày hôm đó, họ cùng học tập, cùng du hành, và cùng hy sinh để cùng phát triển. Đó là một quyết định sáng suốt. Trong khi có rất nhiều cặp đôi ngày càng xa nhau, họ lại cùng nhau tiến lên.
Đọc đến đây, tôi trộm nghĩ, tác giả quả là một người đàn ông may mắn khi có được một người vợ, một đối tác có chung trí hướng đến như vậy. Người ta đâu cần phải lựa chọn giữa Sự nghiệp và Hạnh phúc gia đình. Hoàn toàn có thể chọn được cả 2 để có được một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc. Câu hỏi quan trọng hơn, là tìm được một đối tác phù hợp với giá trị mà bạn đang theo đuổi, hẳn hành trình ấy sẽ vui hơn rất nhiều :D
PS. Tuy không liên quan lắm tới reviews cuốn sách này, nhưng tôi thấy mình may mắn khi đã có duyên đọc cuốn “The power of Positive Thinking”, tác giả Norman Vincent Peale hồi năm 2 Đại học. Đây cũng chính là cuốn mà tác giả John C. Maxwell đã đọc hồi năm lớp 7. Sau đó, ông còn được cha ông cho đi cùng đến Thính phòng Veterans Memorial ở Columbus, Ohio, để nghe và gặp tiến sỹ Peale. Chuyến đi đó đã định hình cuộc đời ông.
Nhận xét