Hôm rồi tôi có đi thăm một nhỏ bạn, nó kể cho tôi nghe câu chuyện này. Hàng xóm cạnh nhà nó ở là một cặp vợ chồng già. Hai bác tuổi cũng hơn 60, nhà có nếp tẻ đầy đủ và cũng có cháu nội, cháu ngoại cả rồi. Hai bác ở riêng để cho các con được tự do. Bác trai hằng ngày vẫn đi làm, bác gái vì bị liệt nên di chuyển cũng khó khăn, luôn cần phải vịn vào một cái xe đẩy. Mặc dù vậy, bác gái vẫn xoay sở để tự chăm lo cơm nước, giặt giũ trong gia đình. Tình hàng xóm ở cái chung cư này rất vui vẻ, thỉnh thoảng nhà này mang đồ ăn, hoa quả, khi thì bát chè, khi thì chùm nhãn, lúc thì quả chuối, quả mận.
Một hôm, bác gái gọi điện thoại cho nhỏ bạn tôi hỏi vay tiền, thực sự là cũng không nhiều nhặn gì, chỉ 2 củ thôi. Chẳng là, thỉnh thoảng, bác có chị em ruột già từ dưới quê lên thăm, nhưng mặc định rằng, mỗi lần lên thăm đó, một sự thật ngầm hiểu, bác sẽ bằng cách này hay cách khác, xoay sở một khoản tiền gửi cho người chị em mình, như một phần quà mang về. Mặc dù trong lòng không thực sự cảm thấy thoải mái, vì bác vốn bị liệt, cũng có chút đồng lương hưu đó, nhưng cũng không dư giả gì. Người chị em thì khỏe mạnh là thế, nhưng chẳng lẽ để chị em mình lên “thăm” rồi lại về tay không. Vì vậy, như một lẽ tất nhiên, cứ mỗi lần, nghe đến chuông điện thoại của người chị em nói lên thăm, là bác hôm trước hôm sau phải chuẩn bị một phần tiền.
Lần này thì thực sự bác đã không còn chút đồng nào trong túi, cũng không thể kể với chồng, vì bác trai, mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng vẫn phải cày quốc để vợ chồng nuôi nhau. Với tình cảnh đó, bác hỏi vay nhỏ bạn tôi, và luôn dặn dò rằng, khi nào con trai bác cho tiền, thì bác sẽ gửi lại cho nó. Cũng đã chừng đôi tháng trôi qua, bác vẫn thỉnh thoảng gọi nó sang cho cốc chè, hay miếng mít, chùm nhãn mà người ta biếu bác trai khi đi công tác, và vẫn luôn nhắc nhở với nó rằng “bác vẫn vay tiền của cháu, khi nào con trai bác cho bác tiền, bác sẽ trả cho cháu nhé, cháu thông cảm cho bác”. Nhỏ bạn tôi, tính tình xởi lởi, chân thành, đôi triệu cũng không phải số tiền lớn và nó thì rất thông cảm cho bác ấy, không suy nghĩ gì. Điều mà nó nghĩ ngợi, đó là “insight của người già”.
“Nước mắt chảy xuôi”, khi ba mẹ còn sức khỏe và chăm lo, đầu tư cho những đứa con, rồi khi chúng trưởng thành, chúng có thực sự nghĩ về nhu cầu của ba mẹ chúng không? “Ba mẹ không sao đâu con, ba mẹ ổn mà”, thực sự ba mẹ có ổn không? Con cái, khi ở ngoài cái tuổi 30, tức là ba mẹ chúng cũng trên dưới 60 tuổi rồi, thực sự, ngoài những câu thăm hỏi, ngoài sự hiện diện, còn là những hành động cụ thể, nói lên tình yêu thương, chăm sóc cho ba mẹ nữa.
Tôi giật mình khi thấy mình cũng gần 4 chục tuổi rồi, ba mẹ tôi, thật sự may mắn, vẫn còn khỏe mạnh. Hàng tháng, ông bà còn chu cấp cho tôi thực phẩm sạch và mỗi lần tôi về nhà, đều được thết đãi các món ngon, chẳng khác nào đi nghỉ dưỡng. Dù đều trên 60 tuổi cả rồi nhưng ba mẹ tôi vẫn còn đang đi làm, xét ra, tôi thấy mình quá ít trách nhiệm với gia đình. Giống như các con của 2 bác hàng xóm nhỏ bạn tôi, không biết họ có biết rằng, có những sự thật mà không phải lúc nào ba mẹ họ cũng nói ra không? Và đến khi nào thì các con bác ấy sẽ chủ động một cách đều đặn có trách nhiệm với ba mẹ mình?
#ishare
Một hôm, bác gái gọi điện thoại cho nhỏ bạn tôi hỏi vay tiền, thực sự là cũng không nhiều nhặn gì, chỉ 2 củ thôi. Chẳng là, thỉnh thoảng, bác có chị em ruột già từ dưới quê lên thăm, nhưng mặc định rằng, mỗi lần lên thăm đó, một sự thật ngầm hiểu, bác sẽ bằng cách này hay cách khác, xoay sở một khoản tiền gửi cho người chị em mình, như một phần quà mang về. Mặc dù trong lòng không thực sự cảm thấy thoải mái, vì bác vốn bị liệt, cũng có chút đồng lương hưu đó, nhưng cũng không dư giả gì. Người chị em thì khỏe mạnh là thế, nhưng chẳng lẽ để chị em mình lên “thăm” rồi lại về tay không. Vì vậy, như một lẽ tất nhiên, cứ mỗi lần, nghe đến chuông điện thoại của người chị em nói lên thăm, là bác hôm trước hôm sau phải chuẩn bị một phần tiền.
Lần này thì thực sự bác đã không còn chút đồng nào trong túi, cũng không thể kể với chồng, vì bác trai, mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng vẫn phải cày quốc để vợ chồng nuôi nhau. Với tình cảnh đó, bác hỏi vay nhỏ bạn tôi, và luôn dặn dò rằng, khi nào con trai bác cho tiền, thì bác sẽ gửi lại cho nó. Cũng đã chừng đôi tháng trôi qua, bác vẫn thỉnh thoảng gọi nó sang cho cốc chè, hay miếng mít, chùm nhãn mà người ta biếu bác trai khi đi công tác, và vẫn luôn nhắc nhở với nó rằng “bác vẫn vay tiền của cháu, khi nào con trai bác cho bác tiền, bác sẽ trả cho cháu nhé, cháu thông cảm cho bác”. Nhỏ bạn tôi, tính tình xởi lởi, chân thành, đôi triệu cũng không phải số tiền lớn và nó thì rất thông cảm cho bác ấy, không suy nghĩ gì. Điều mà nó nghĩ ngợi, đó là “insight của người già”.
“Nước mắt chảy xuôi”, khi ba mẹ còn sức khỏe và chăm lo, đầu tư cho những đứa con, rồi khi chúng trưởng thành, chúng có thực sự nghĩ về nhu cầu của ba mẹ chúng không? “Ba mẹ không sao đâu con, ba mẹ ổn mà”, thực sự ba mẹ có ổn không? Con cái, khi ở ngoài cái tuổi 30, tức là ba mẹ chúng cũng trên dưới 60 tuổi rồi, thực sự, ngoài những câu thăm hỏi, ngoài sự hiện diện, còn là những hành động cụ thể, nói lên tình yêu thương, chăm sóc cho ba mẹ nữa.
Tôi giật mình khi thấy mình cũng gần 4 chục tuổi rồi, ba mẹ tôi, thật sự may mắn, vẫn còn khỏe mạnh. Hàng tháng, ông bà còn chu cấp cho tôi thực phẩm sạch và mỗi lần tôi về nhà, đều được thết đãi các món ngon, chẳng khác nào đi nghỉ dưỡng. Dù đều trên 60 tuổi cả rồi nhưng ba mẹ tôi vẫn còn đang đi làm, xét ra, tôi thấy mình quá ít trách nhiệm với gia đình. Giống như các con của 2 bác hàng xóm nhỏ bạn tôi, không biết họ có biết rằng, có những sự thật mà không phải lúc nào ba mẹ họ cũng nói ra không? Và đến khi nào thì các con bác ấy sẽ chủ động một cách đều đặn có trách nhiệm với ba mẹ mình?
#ishare
Nhận xét