Câu chuyện về công ty vận tải và quy luật “Không bao giờ bỏ bạn khi cần thiết”
Một hãng giao nhận vận tải luôn lấy chữ tín với khách hàng làm phương châm hành động. Họ có 1 chuyến hàng cần được giao lúc 3h sáng. Vào lúc 23h đêm, khi chắc chắn công việc không thể hoàn thành trước hạn định, trưởng ca trực đêm nhấc điện thoại gọi cho ca ngày nhờ họ đến giúp. Mặc dù những đồng nghiệp ca ngày đó đã làm việc nguyên cả ngày trời hôm trước, nhưng không ai phàn nàn gì về chuyện đó cả. Các nhân viên ca ngày đảm nhận công việc giấy tờ và quản lý để nhân viên ca đêm tập trung bốc hàng lên xe cho kịp giờ. Công việc hoàn tất vào khoảng 2h45 và mọi người đều mệt lả nhưng rất phấn chấn. Chính nhờ quy luật “không bao giờ bỏ bạn khi cần thiết này” mà không ai cảm thấy mình cô độc và không ai cảm thấy bị bỏ rơi.
Hãy trả lời thành thật cho tôi đi, nếu bạn là trưởng ca trực đêm đó, bao nhiêu % cơ hội bạn có thể gọi được cho đồng đội của mình tới giúp một cách vui vẻ và sẵn sàng? Nếu chỉ đơn thuần dựa vào mối quan hệ tình đồng nghiệp thân mến, điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân, nhiều hơn là một quy luật của một tổ chức, và mang tính hên xui. Là một người lãnh đạo, bạn không thể phụ thuộc vào cá nhân người này hay người khác. Bạn cần một hệ thống chạy êm du.
Sở dĩ câu chuyện trên mà tôi đề cập, tình huống đó “work” được là do công ty đó có một hệ thống quy luật, mà cái điều khoản “Không bao giờ bỏ bạn khi cần thiết” chỉ là một ví dụ trong hệ thống quy luật đó.
Để có được hệ thống quy luật này, các thành viên trong một đội nhóm vô địch đã thống nhất với nhau, cùng nhau xây dựng và cam kết làm theo. Hệ thống quy luật mà tôi đang nhắc tới ở đây được gọi là “Luật tôn vinh”. Để tôi giải thích một chút, “Luật tôn vinh” không phải là thứ luật yêu cầu mọi người ‘tôn vinh’ nhau, mà đó là một hệ thống quy luật, một khi đã được thiết lập, thì nó cần được tất cả mọi người “tôn vinh”, và tuân thủ. Tôi nhắc lại, là “tất cả mọi người, không trừ một ai, người leader lại càng phải tuân thủ vì họ là người làm gương”. Nếu chỉ vì bất kỳ lý do nào đó, mà có 1 ai đó quên mất trách nhiệm tuân thủ của mình. Nếu chỉ vì một sự thân tình, mà ai đó ‘bao che’, nương nhẹ bỏ qua cho người vi phạm. Thì “luật tôn vinh” này sẽ bị ăn mòn và đội nhóm đó sẽ có nguy cơ bị mục ruỗng từ bên trong.
Thôi chết, tôi đang lan man sang một khái niệm rất thú vị mà bạn sẽ sớm khám phá ra trong cuốn sách này thôi- “thu thập tem phiếu”. Đó là tình trạng xảy ra khi mọi người ngấm ngầm phàn nàn với nhau về một điều gì đó nhưng nhất quyết không nhắc nhở công khai. Việc này làm xói mòn đội nhóm của bạn từ bên trong, mọi người không ai nói ra khi nhìn thấy người khác vi phạm và từ từ thu thập các ‘tem phiếu’, cho tới khi họ đủ lượng tem phiếu của mình và cho rằng mình cũng được xài tem phiếu đó đổi lấy 1 lần vi phạm trong tương lai.
Để có được hệ thống quy luật này, các thành viên trong một đội nhóm vô địch đã thống nhất với nhau, cùng nhau xây dựng và cam kết làm theo. Hệ thống quy luật mà tôi đang nhắc tới ở đây được gọi là “Luật tôn vinh”. Để tôi giải thích một chút, “Luật tôn vinh” không phải là thứ luật yêu cầu mọi người ‘tôn vinh’ nhau, mà đó là một hệ thống quy luật, một khi đã được thiết lập, thì nó cần được tất cả mọi người “tôn vinh”, và tuân thủ. Tôi nhắc lại, là “tất cả mọi người, không trừ một ai, người leader lại càng phải tuân thủ vì họ là người làm gương”. Nếu chỉ vì bất kỳ lý do nào đó, mà có 1 ai đó quên mất trách nhiệm tuân thủ của mình. Nếu chỉ vì một sự thân tình, mà ai đó ‘bao che’, nương nhẹ bỏ qua cho người vi phạm. Thì “luật tôn vinh” này sẽ bị ăn mòn và đội nhóm đó sẽ có nguy cơ bị mục ruỗng từ bên trong.
Thôi chết, tôi đang lan man sang một khái niệm rất thú vị mà bạn sẽ sớm khám phá ra trong cuốn sách này thôi- “thu thập tem phiếu”. Đó là tình trạng xảy ra khi mọi người ngấm ngầm phàn nàn với nhau về một điều gì đó nhưng nhất quyết không nhắc nhở công khai. Việc này làm xói mòn đội nhóm của bạn từ bên trong, mọi người không ai nói ra khi nhìn thấy người khác vi phạm và từ từ thu thập các ‘tem phiếu’, cho tới khi họ đủ lượng tem phiếu của mình và cho rằng mình cũng được xài tem phiếu đó đổi lấy 1 lần vi phạm trong tương lai.
Quay trở lại với “Luật tôn vinh” nhé, danh sách những quy luật đó đơn giản nhưng mạnh mẽ, kiểm soát hành vi bên trong của mọi đội nhóm, tổ chức, gia đình, cá nhân và thậm chí cả quốc gia. Những quy luật này quyết định cách chúng ta cư xử với nhau. Chúng là trái tim và tinh thần của đội. Nói đến đây, tôi liên tưởng “Luật tôn vinh” này giống như giá trị cốt lõi của một tổ chức vậy. Nhờ những luật tôn vinh được thông não một cách rõ ràng, và cực kỳ dễ hiểu, nó sẽ làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mọi thành viên, không có chuyện cò kè mặc cả, mọi thứ đã được lập trình và a-lê-hấp thực hiện. Ngoài ra, việc phát triển Luật tôn vinh còn tạo nên lòng tin, cảm giác luôn hỗ trợ và được hỗ trợ, một công cụ đầy quyền lực để chứng tỏ bạn là ai và đội nhóm của bạn là ai.
Bạn sẽ còn gặp nhiều lần nữa từ khóa “Luật tôn vinh” này xuyên suốt toàn bộ cuốn sách “Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công” của tác giả Blair Singer. Nếu như bạn đã quá quen với câu nói của tỉ phú Warren Buffett “muốn đi nhanh hãy đi một mình muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, thì hẳn bạn biết làm việc đội nhóm là điều thực-sự- cần- thiết. Nhưng vấn đề trở nên hóc búa hơn “Làm thế nào để vận hành nhóm đó một cách hiệu quả? Làm thế nào để biến họ trở thành một nhóm vô địch?”. Cuốn sách vỏn vẹn chỉ 200 trang nhưng mỗi đoạn lại là một sự đúc kết những trải nghiệm quý báu, những bài học mang tính thực tiễn cao, sẽ soi đường chỉ lối cho ban, vị thuyền trưởng hẳn cũng có lúc lúng túng không biết phải nên dẫn dắt và hành động ra sao với đội nhóm của mình.
Cuốn sách này cũng trả lời cho bạn một loạt các câu hỏi, kiểu như:
•Tại sao bạn cần có Luật tôn vinh?
•Những phẩm chất cần có của một thành viên trong một đội nhóm tuyệt vời
•10 Bước thiết lập luật tôn vinh
•Ví dụ về luật tôn vinh trong gia đình
•Ví dụ về luật tôn vinh của một đội nhóm vô địch
•Làm thế nào thực thi Luật tôn vinh để đảm bảo tinh thần vô địch?
•Bí quyết giúp bạn có khả năng dẫn dắt người khác trở nên tuyệt vời
•Luật tôn vinh sẽ giúp đội nhóm của bạn đứng vững giữa những sóng gió ra sao?
•Tại sao bạn cần có Luật tôn vinh?
•Những phẩm chất cần có của một thành viên trong một đội nhóm tuyệt vời
•10 Bước thiết lập luật tôn vinh
•Ví dụ về luật tôn vinh trong gia đình
•Ví dụ về luật tôn vinh của một đội nhóm vô địch
•Làm thế nào thực thi Luật tôn vinh để đảm bảo tinh thần vô địch?
•Bí quyết giúp bạn có khả năng dẫn dắt người khác trở nên tuyệt vời
•Luật tôn vinh sẽ giúp đội nhóm của bạn đứng vững giữa những sóng gió ra sao?
Dù tôi có cố gắng đến mấy thì những gì tôi chia sẻ ở trên mới chạm được 1% những gì mà cuốn sách truyền tải. Còn bạn, lựa chọn nhận 1% hay 100%?
Nhận xét