1. Câu chuyện #Vết_nứt
Có khi nào bên trong ta có những ‘vết nứt’, điều đó khiến ta thấy mình như bị mất cân bằng. Nhưng vì vết nứt đó là không nhìn thấy được, nên ta cứ mải miết đi tìm những miếng urgo cho mình…tìm hết lần này đến lần khác...
-Còn tôi từng có lúc cho rằng mình mất cân bằng là vì thiếu người bạn đồng hành. Vậy mà cả khi từng có người bạn ấy, tôi vẫn thấy mình không ổn cho đến khi tôi đủ dũng cảm để soi rọi vào sâu bên trong mình và phát hiện ra vết nứt, điều trong sâu thẳm khiến tôi trở nên không tự tin vào bản thân mình. Nó sẽ khiến bạn ‘nhói lên’ một chút nhưng vì lẫn vào với những ồn ào khác, nên rất khó nhận ra. Phải thật rất nhẹ và tinh tế bạn mới ‘định vị’ được vị trí và gọi tên được vết nứt đó.
Phải sau 10 năm, tôi mới đủ dũng cảm để tìm ra được vết nứt của chính mình. Đó là cảm giác thiếu tự tin với vai trò của một người mẹ. Tôi đã không dành đủ thời gian cho những đứa con của mình và tự tay chăm sóc chúng. Ỷ lại rằng đã có người giúp việc, rằng tôi không cần phải cơm nước, giặt giũ, chỉ cần chơi với con là đủ. Tình cờ trong một chuyến đi Thiền, người thầy Rigzin Regal đến từ Bhutan có nói với tôi một câu rằng “hãy dành thời gian nhiều nhất có thể cho bọn trẻ trước khi chúng bước sang tuổi 12, bởi sau đó, thì chúng sẽ không còn cần chúng ta như trước nữa”. Tôi giật mình khi nhận ra bạn Maitochan đã 9 tuổi, còn Tipcolas thì hơn 4 tuổi. Chẳng bao lâu nữa, các bạn ấy không còn là những cô bé, cậu bé tuổi ngây thơ nữa.Thêm vào đó, tôi chẳng bao giờ có thể dạy dỗ các con làm việc nhà và quan tâm tới người khác khi chính ‘mẹ nó’ cũng chẳng làm việc nhà bao giờ. Tôi đã đi đến 1 quyết định thôi không thuê người giúp việc nữa, mặc dù suốt 10 năm trước tôi đã luôn phụ thuộc vào họ.
Không hề dễ dàng khi từ bỏ một thói quen, nhưng một khi đã xác định, thì tâm thế tôi đã sẵn sàng. Mẹ gọi điện lên hỏi có cần mẹ phụ giúp ít bữa không? Tôi cười hơ hơ “không mẹ ơi, con vẫn thu xếp được”. Thực tế, tôi vẫn kịp chuẩn bị cơm hộp đi làm mỗi sáng, mọi thứ vẫn đâu vào đấy, nhà cửa thậm chí còn sạch sẽ, gọn gàng hơn xưa.
Không đòi hỏi hay ép buộc nhưng tự các bạn ấy chủ động giúp đỡ tôi hơn, bạn lớn thích rán trứng, rang cơm, lau nhà, gấp quần áo, trong khi bạn bé luôn ý thức được việc phải dọn đồ chơi trước khi đi ngủ. Cùng với tiếng cười ngập tràn, sự bình yên mà chúng tôi mang lại cho nhau đã tự khắc ‘lấp đầy’ vết nứt tự bao giờ.
Bởi vậy, mỗi khi có một ai đó đang bị stress, mất cân bằng trầm trọng, họ hỏi làm sao mà trông tôi lúc nào cũng vui vẻ và nhiều năng lượng đến vậy. Tôi lại chia sẻ về câu chuyện của mình và hành trình 10 năm tôi mới đủ dũng cảm để tìm ra được vết nứt ấy và fix nó. Một khi bạn tìm ra được, và dũng cảm hàn gắn, thì tự khắc bạn sẽ trở nên cân bằng và vui vẻ.
2. Dr #Alok
Tôi từng tưởng tượng rằng, làm chuyến du lịch đâu đó một mình, trong lúc lang thang không biết đi đâu về đâu, thì va vào một bác nào đó, rồi bác ấy kể một câu chuyện, nhờ đó tôi tìm được ánh sáng cuối đường hầm cho những mớ bòng bong của mình rồi trở về nhà. Kiểu như trong phim Hàn Quốc ý.
Thực tế, tôi chưa kịp đi du lịch mà vẫn gặp được một người có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan của mình đến vậy. Đó là Dr Alok, người mà tôi có dịp đi nghe workshop của bác lần đầu tiên được tổ chức bởi Trường doanh nhân HBR vào ngày 4/1/2018. Thường những khóa học ‘tạo phễu’ chứa đựng không nhiều giá trị mà họ chăm vào việc ‘bán hàng’ cho khóa tiếp theo. Nhưng các workshop của bác Alok thì hoàn toàn khác. Bắt đầu đúng giờ, bất kể hội trường đông hay thưa; và Kết thúc đúng giờ, trăm lần như một, bởi bác luôn tôn trọng thời gian của chính mình và mọi người. Dù nắng hay mưa, lịch đào tạo của bác với HBR đã được fix trước cả 2 năm, căng đét, không thể xê dịch.
Từng giữ vị trí Cựu Phó chủ tịch Cao cấp, Phụ trách Chiến lược của Canon Châu Á, và có 32 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo, khoảng cách quá lớn so với các học viên nhỏ bé như tôi nhưng khi tiếp xúc với bác ấy, bạn sẽ hiểu thêm thế nào là “lãnh đạo bằng sự khiêm nhường” (tựa một cuốn sách mà tôi vừa đọc gần đây). Từ giọng nói, phong thái của bác tỏa ra một cảm giác bình an đến lạ. “Có những người lãnh đạo hút hết năng lượng của nhân viên, mỗi khi bước vào văn phòng, họ làm cho nhân viên sợ đến rúm ró, và có những người lãnh đạo như dòng nước tưới mát cho nhân viên” thì hẳn bác đích thị là kiểu lãnh đạo thứ hai ấy, mang đến cả bầu trời năng lượng cho những người xung quanh. Nếu bạn nói chuyện với bác, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ sự tập trung và chú ý của bác dành cho bạn, lắng nghe bạn một cách chân thành, cầu thị và tuyệt đối, đồng thời bác cũng đặt ra những câu hỏi để giúp bạn tự tìm ra câu trả lời. Như bác từng chia sẻ, đỉnh cao của người lãnh đạo là khả năng tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị. Bạn hiểu ý tôi rồi đấy, người trò chuyện thú vị nhất là người lắng nghe nhiều nhất và biết đặt câu hỏi đúng.
Tôi không nói về những khóa học mà bác đã chia sẻ, bởi hàm lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ở đó quá nhiều, không thể nói trong một post, tôi thường phải ngồi gõ lại và nghe lại ghi âm hàng giờ và ‘gắm nhấm’ dần mỗi khi. Có một điều quan trọng hơn, tuy bác không dạy chúng tôi, nhưng “lãnh đạo là làm gương” và bác là một tấm gương rất sáng về sự chính trực mà tôi đang rèn luyện, bạn hỏi ‘chẳng lẽ trước giờ tôi không chính trực hay sao? Mà lại đặt ra giá trị ‘chính trực’ để theo đuổi vậy. Nếu bạn hiểu rộng hơn nghĩa của từ chính trực như bạn đang hiểu thì có lẽ bạn sẽ thừa nhận với tôi rằng, có đi hết cả cuộc đời này cũng không là người chính trực được tuyệt đối. Người chính trực định nghĩa đơn giản lắm, nói là làm, sự nhất quán giữa lời nói và hành động, và khả năng thực hiện được những lời hứa của mình. Bất kể đó là lời hứa lớn, nhỏ, bất kể là bạn hứa với người già hay trẻ con, người thân hay người sơ, bất kể người đó là sang hay hèn…và quan trọng hơn cả đó là lời hứa với chính bản thân mình.
Và vì tôi thỉnh thoảng vẫn vượt đèn đỏ chỉ vì không trông thấy công an mà đường thì không bóng người nên mỗi khi nghĩ đến bác ấy, tôi lại cảm thấy xấu hổ vì xem ra hành trình theo đuổi giá trị ‘chính trực’ này vẫn còn dài lắm.
3. Giá trị #Tôn_trọng
Một bài học nữa trong năm 2018 này, có thể được coi là ‘phát kiến’ vĩ đại của riêng tôi, đó là hiểu thêm về giá trị tôn trọng. Có nhiều khi mải mê tôn trọng người khác mà đôi khi lại ‘quên’ tôn trọng chính bản thân mình. Lúc nào cũng phản hồi người khác một cách mau lẹ bất kể người đó có tôn trọng mình hay không.
Có khi nào bên trong ta có những ‘vết nứt’, điều đó khiến ta thấy mình như bị mất cân bằng. Nhưng vì vết nứt đó là không nhìn thấy được, nên ta cứ mải miết đi tìm những miếng urgo cho mình…tìm hết lần này đến lần khác...
-Có người tìm đến make-up và thẩm mỹ viện…
-Có người đi bar..-Còn tôi từng có lúc cho rằng mình mất cân bằng là vì thiếu người bạn đồng hành. Vậy mà cả khi từng có người bạn ấy, tôi vẫn thấy mình không ổn cho đến khi tôi đủ dũng cảm để soi rọi vào sâu bên trong mình và phát hiện ra vết nứt, điều trong sâu thẳm khiến tôi trở nên không tự tin vào bản thân mình. Nó sẽ khiến bạn ‘nhói lên’ một chút nhưng vì lẫn vào với những ồn ào khác, nên rất khó nhận ra. Phải thật rất nhẹ và tinh tế bạn mới ‘định vị’ được vị trí và gọi tên được vết nứt đó.
Phải sau 10 năm, tôi mới đủ dũng cảm để tìm ra được vết nứt của chính mình. Đó là cảm giác thiếu tự tin với vai trò của một người mẹ. Tôi đã không dành đủ thời gian cho những đứa con của mình và tự tay chăm sóc chúng. Ỷ lại rằng đã có người giúp việc, rằng tôi không cần phải cơm nước, giặt giũ, chỉ cần chơi với con là đủ. Tình cờ trong một chuyến đi Thiền, người thầy Rigzin Regal đến từ Bhutan có nói với tôi một câu rằng “hãy dành thời gian nhiều nhất có thể cho bọn trẻ trước khi chúng bước sang tuổi 12, bởi sau đó, thì chúng sẽ không còn cần chúng ta như trước nữa”. Tôi giật mình khi nhận ra bạn Maitochan đã 9 tuổi, còn Tipcolas thì hơn 4 tuổi. Chẳng bao lâu nữa, các bạn ấy không còn là những cô bé, cậu bé tuổi ngây thơ nữa.Thêm vào đó, tôi chẳng bao giờ có thể dạy dỗ các con làm việc nhà và quan tâm tới người khác khi chính ‘mẹ nó’ cũng chẳng làm việc nhà bao giờ. Tôi đã đi đến 1 quyết định thôi không thuê người giúp việc nữa, mặc dù suốt 10 năm trước tôi đã luôn phụ thuộc vào họ.
Không hề dễ dàng khi từ bỏ một thói quen, nhưng một khi đã xác định, thì tâm thế tôi đã sẵn sàng. Mẹ gọi điện lên hỏi có cần mẹ phụ giúp ít bữa không? Tôi cười hơ hơ “không mẹ ơi, con vẫn thu xếp được”. Thực tế, tôi vẫn kịp chuẩn bị cơm hộp đi làm mỗi sáng, mọi thứ vẫn đâu vào đấy, nhà cửa thậm chí còn sạch sẽ, gọn gàng hơn xưa.
Không đòi hỏi hay ép buộc nhưng tự các bạn ấy chủ động giúp đỡ tôi hơn, bạn lớn thích rán trứng, rang cơm, lau nhà, gấp quần áo, trong khi bạn bé luôn ý thức được việc phải dọn đồ chơi trước khi đi ngủ. Cùng với tiếng cười ngập tràn, sự bình yên mà chúng tôi mang lại cho nhau đã tự khắc ‘lấp đầy’ vết nứt tự bao giờ.
Bởi vậy, mỗi khi có một ai đó đang bị stress, mất cân bằng trầm trọng, họ hỏi làm sao mà trông tôi lúc nào cũng vui vẻ và nhiều năng lượng đến vậy. Tôi lại chia sẻ về câu chuyện của mình và hành trình 10 năm tôi mới đủ dũng cảm để tìm ra được vết nứt ấy và fix nó. Một khi bạn tìm ra được, và dũng cảm hàn gắn, thì tự khắc bạn sẽ trở nên cân bằng và vui vẻ.
2. Dr #Alok
Tôi từng tưởng tượng rằng, làm chuyến du lịch đâu đó một mình, trong lúc lang thang không biết đi đâu về đâu, thì va vào một bác nào đó, rồi bác ấy kể một câu chuyện, nhờ đó tôi tìm được ánh sáng cuối đường hầm cho những mớ bòng bong của mình rồi trở về nhà. Kiểu như trong phim Hàn Quốc ý.
Thực tế, tôi chưa kịp đi du lịch mà vẫn gặp được một người có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới quan của mình đến vậy. Đó là Dr Alok, người mà tôi có dịp đi nghe workshop của bác lần đầu tiên được tổ chức bởi Trường doanh nhân HBR vào ngày 4/1/2018. Thường những khóa học ‘tạo phễu’ chứa đựng không nhiều giá trị mà họ chăm vào việc ‘bán hàng’ cho khóa tiếp theo. Nhưng các workshop của bác Alok thì hoàn toàn khác. Bắt đầu đúng giờ, bất kể hội trường đông hay thưa; và Kết thúc đúng giờ, trăm lần như một, bởi bác luôn tôn trọng thời gian của chính mình và mọi người. Dù nắng hay mưa, lịch đào tạo của bác với HBR đã được fix trước cả 2 năm, căng đét, không thể xê dịch.
Từng giữ vị trí Cựu Phó chủ tịch Cao cấp, Phụ trách Chiến lược của Canon Châu Á, và có 32 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo, khoảng cách quá lớn so với các học viên nhỏ bé như tôi nhưng khi tiếp xúc với bác ấy, bạn sẽ hiểu thêm thế nào là “lãnh đạo bằng sự khiêm nhường” (tựa một cuốn sách mà tôi vừa đọc gần đây). Từ giọng nói, phong thái của bác tỏa ra một cảm giác bình an đến lạ. “Có những người lãnh đạo hút hết năng lượng của nhân viên, mỗi khi bước vào văn phòng, họ làm cho nhân viên sợ đến rúm ró, và có những người lãnh đạo như dòng nước tưới mát cho nhân viên” thì hẳn bác đích thị là kiểu lãnh đạo thứ hai ấy, mang đến cả bầu trời năng lượng cho những người xung quanh. Nếu bạn nói chuyện với bác, bạn sẽ cảm nhận được toàn bộ sự tập trung và chú ý của bác dành cho bạn, lắng nghe bạn một cách chân thành, cầu thị và tuyệt đối, đồng thời bác cũng đặt ra những câu hỏi để giúp bạn tự tìm ra câu trả lời. Như bác từng chia sẻ, đỉnh cao của người lãnh đạo là khả năng tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị. Bạn hiểu ý tôi rồi đấy, người trò chuyện thú vị nhất là người lắng nghe nhiều nhất và biết đặt câu hỏi đúng.
Tôi không nói về những khóa học mà bác đã chia sẻ, bởi hàm lượng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ở đó quá nhiều, không thể nói trong một post, tôi thường phải ngồi gõ lại và nghe lại ghi âm hàng giờ và ‘gắm nhấm’ dần mỗi khi. Có một điều quan trọng hơn, tuy bác không dạy chúng tôi, nhưng “lãnh đạo là làm gương” và bác là một tấm gương rất sáng về sự chính trực mà tôi đang rèn luyện, bạn hỏi ‘chẳng lẽ trước giờ tôi không chính trực hay sao? Mà lại đặt ra giá trị ‘chính trực’ để theo đuổi vậy. Nếu bạn hiểu rộng hơn nghĩa của từ chính trực như bạn đang hiểu thì có lẽ bạn sẽ thừa nhận với tôi rằng, có đi hết cả cuộc đời này cũng không là người chính trực được tuyệt đối. Người chính trực định nghĩa đơn giản lắm, nói là làm, sự nhất quán giữa lời nói và hành động, và khả năng thực hiện được những lời hứa của mình. Bất kể đó là lời hứa lớn, nhỏ, bất kể là bạn hứa với người già hay trẻ con, người thân hay người sơ, bất kể người đó là sang hay hèn…và quan trọng hơn cả đó là lời hứa với chính bản thân mình.
Và vì tôi thỉnh thoảng vẫn vượt đèn đỏ chỉ vì không trông thấy công an mà đường thì không bóng người nên mỗi khi nghĩ đến bác ấy, tôi lại cảm thấy xấu hổ vì xem ra hành trình theo đuổi giá trị ‘chính trực’ này vẫn còn dài lắm.
3. Giá trị #Tôn_trọng
Một bài học nữa trong năm 2018 này, có thể được coi là ‘phát kiến’ vĩ đại của riêng tôi, đó là hiểu thêm về giá trị tôn trọng. Có nhiều khi mải mê tôn trọng người khác mà đôi khi lại ‘quên’ tôn trọng chính bản thân mình. Lúc nào cũng phản hồi người khác một cách mau lẹ bất kể người đó có tôn trọng mình hay không.
Cô gái à, em đã 'tôn trọng' mình đủ?
Có lần café với một cô gái đang buồn phiền chuyện tình duyên, em ấy hỏi tôi rằng “nếu chị là em, thì chị sẽ làm gì?” nếu hỏi tôi câu này cách đây 1 năm trở về trước thì hẳn tôi cũng sẽ như cô gái ấy, lăn xả vào mối quan hệ để rồi bị bỏ rơi mà cứ dằn vặt “không biết mình đã làm gì sai?”. Khi lựa chọn ‘tôn trọng” là một giá trị mà mình theo đuổi, thì việc ra quyết định giờ đây trở nên thực sự dễ dàng. Chỉ cần đặt ra câu hỏi: làm như vậy mình có đang tôn trọng mình hay không?
Còn một cấp độ nữa mà tôi vẫn chưa thực hiện được, đó là ‘tôn trọng tế bào’, tôi vẫn còn thích ‘xôi thịt’ lắm nên chưa thể từ bỏ được những miếng bánh Le Castella mỗi khi đi lướt qua Huỳnh Thúc Kháng, hay những miếng gà rán mà thỉnh thoảng tôi vẫn lén lút tạt vào Lotteria trên đường đi làm về.
Hưởng ứng game của cô giáo Nguyễn Ngọc Long nên tôi chia sẻ 3 bài học lớn nhất thu lượm được trong 2018 dù đã hết cơ hội được nhận giải thưởng. Cơ mà cũng là dịp tốt để tôi nhìn nhận lại chính mình và chia sẻ với cả nhà.
Còn bạn, 3 ‘điểm nhấn’ trong 2018 là gì?
Giang Doan
Hà Nội trời mưa phùn, ngày 11/12/2018
#VNYearInSearch
#Timnhanhkiemde
Có lần café với một cô gái đang buồn phiền chuyện tình duyên, em ấy hỏi tôi rằng “nếu chị là em, thì chị sẽ làm gì?” nếu hỏi tôi câu này cách đây 1 năm trở về trước thì hẳn tôi cũng sẽ như cô gái ấy, lăn xả vào mối quan hệ để rồi bị bỏ rơi mà cứ dằn vặt “không biết mình đã làm gì sai?”. Khi lựa chọn ‘tôn trọng” là một giá trị mà mình theo đuổi, thì việc ra quyết định giờ đây trở nên thực sự dễ dàng. Chỉ cần đặt ra câu hỏi: làm như vậy mình có đang tôn trọng mình hay không?
Còn một cấp độ nữa mà tôi vẫn chưa thực hiện được, đó là ‘tôn trọng tế bào’, tôi vẫn còn thích ‘xôi thịt’ lắm nên chưa thể từ bỏ được những miếng bánh Le Castella mỗi khi đi lướt qua Huỳnh Thúc Kháng, hay những miếng gà rán mà thỉnh thoảng tôi vẫn lén lút tạt vào Lotteria trên đường đi làm về.
Hưởng ứng game của cô giáo Nguyễn Ngọc Long nên tôi chia sẻ 3 bài học lớn nhất thu lượm được trong 2018 dù đã hết cơ hội được nhận giải thưởng. Cơ mà cũng là dịp tốt để tôi nhìn nhận lại chính mình và chia sẻ với cả nhà.
Còn bạn, 3 ‘điểm nhấn’ trong 2018 là gì?
Giang Doan
Hà Nội trời mưa phùn, ngày 11/12/2018
#VNYearInSearch
#Timnhanhkiemde
Nhận xét