Đó là câu nói thường trực của Giáo hoàng Francis, người dẫn dắt 1,2 tỉ giáo dân trên toàn thế giới, vậy mà ông vẫn luôn hết sức khiêm nhường khi ứng xử với mọi người, bất kể giàu nghèo, sang hèn. Dù cho đó có là những kẻ tội phạm, những người cặn bã của cặn bã xã hội, nhưng ông vẫn luôn giữ một thái độ hết sức khiêm nhường. Bạn có biết, nếu so sánh với các CEO thì tầm lãnh đạo của ông sẽ tương đương Steve Jobs, hay BillGates.
Tôi không theo đạo, nên thực sự nếu không vô tình đọc cuốn “Lãnh đạo bằng sự khiêm nhường” tác giả Jeffrey A. Krames viết về ông, thì có lẽ tôi còn không biết được tên ông. Nói chi đến việc ngồi đây viết mấy dòng này. Có chăng là bởi 6 từ trên vẫn luôn ám ảnh tôi, luôn tự hỏi mình có đang ‘tôn trọng người khác’ như giá trị mình vẫn theo đuổi hay không?
Trong mối quan hệ của mình với bất kỳ người nào, dù đó là nhân viên, đồng nghiệp, chồng cũ hay một mối quan hệ xã hội khác...dù gặp nhau nhiều hay ít..dù gặp nhau dầy hay thưa..dù gặp nhau trực tiếp hay chatchit, tôi vẫn luôn tâm niệm, đó là 1 chặng đường nhỏ trên cả một hành trình dài của một mối quan hệ.
Ngày hôm nay, mối quan hệ đó có thể vì lý do gì đó xảy ra không thể tốt đẹp hơn, thì tôi cũng sẽ tìm mọi cách có thể, gạt bỏ cái tôi của mình xuống đáy, để giảm thiểu những tổn thương mà tôi vô tình gây ra cho người khác. Bởi tôi không thể biết rằng, sự tổn thương đó cũng chính là bước ngoặt của cuộc đời họ hay không. Đã từng là gì của nhau, đã từng là gì với nhau thì hãy trân trọng những khoảng khắc đó...
Hôm nay tôi nhớ tới 1 clip về một người quản lý gọi một nhân viên của mình vào phòng, thực tế thì là gọi vào để ‘sa thải’ anh nhân viên ấy, nhưng dưới một lý do hợp lý mà người ta vẫn thường xài, đó là “anh rất tốt nhưng công việc hiện tại không phù hợp với anh, tôi rất tiếc”. Nghe quen quá phải không? Cảnh sau của Clip ấy là 1 thời gian sau, anh nhân viên bị sa thải kia, giờ đây đã là một doanh nhân thành đạt, tình cờ quay lại chốn xưa, và vô tình chạm mặt người quản lý cũ. Anh hồ hởi tới chào hỏi, bắt tay và cảm ơn anh quản lý đó “Anh nói đúng, tôi cảm ơn anh rất nhiều, công việc trước kia đúng là không phù hợp với tôi thật”. Clip kết thúc trước vẻ mặt ngỡ ngàng của anh chàng quản lý vẫn ánh mắt lo âu mơ hồ như mọi khi.
Nhân sự của tôi, những người tôi từng quản lý, tôi biết trong số đó có những người đã từng bị tôi làm cho tổn thương (đến nỗi người đó đã unfriend mà tôi không tìm được cách ib trở lại), nhưng nhờ đó tôi hiểu rằng chặng đường phía trước còn rất dài, và không biết chừng chúng tôi sẽ vô tình chạm mặt nhau ở đâu đó, tôi không muốn mình như anh chàng quản lý nọ (tất nhiên, tôi muốn mình là một người chị xinh đẹp vui tươi), tôi muốn khi gặp lại nhau dù có là bạn bè, đối tác, biết đâu lại đồng nghiệp (again) chúng tôi lại có thể vui vẻ được như chưa từng có chuyện chia ly.
Bởi thế nên mới nói, chặng đường phía trước còn dài lắm, làm sao để giữ được giá trị tôn trọng nhau đủ để còn nhìn lại đây?
Tôi không theo đạo, nên thực sự nếu không vô tình đọc cuốn “Lãnh đạo bằng sự khiêm nhường” tác giả Jeffrey A. Krames viết về ông, thì có lẽ tôi còn không biết được tên ông. Nói chi đến việc ngồi đây viết mấy dòng này. Có chăng là bởi 6 từ trên vẫn luôn ám ảnh tôi, luôn tự hỏi mình có đang ‘tôn trọng người khác’ như giá trị mình vẫn theo đuổi hay không?
Trong mối quan hệ của mình với bất kỳ người nào, dù đó là nhân viên, đồng nghiệp, chồng cũ hay một mối quan hệ xã hội khác...dù gặp nhau nhiều hay ít..dù gặp nhau dầy hay thưa..dù gặp nhau trực tiếp hay chatchit, tôi vẫn luôn tâm niệm, đó là 1 chặng đường nhỏ trên cả một hành trình dài của một mối quan hệ.
Ngày hôm nay, mối quan hệ đó có thể vì lý do gì đó xảy ra không thể tốt đẹp hơn, thì tôi cũng sẽ tìm mọi cách có thể, gạt bỏ cái tôi của mình xuống đáy, để giảm thiểu những tổn thương mà tôi vô tình gây ra cho người khác. Bởi tôi không thể biết rằng, sự tổn thương đó cũng chính là bước ngoặt của cuộc đời họ hay không. Đã từng là gì của nhau, đã từng là gì với nhau thì hãy trân trọng những khoảng khắc đó...
Hôm nay tôi nhớ tới 1 clip về một người quản lý gọi một nhân viên của mình vào phòng, thực tế thì là gọi vào để ‘sa thải’ anh nhân viên ấy, nhưng dưới một lý do hợp lý mà người ta vẫn thường xài, đó là “anh rất tốt nhưng công việc hiện tại không phù hợp với anh, tôi rất tiếc”. Nghe quen quá phải không? Cảnh sau của Clip ấy là 1 thời gian sau, anh nhân viên bị sa thải kia, giờ đây đã là một doanh nhân thành đạt, tình cờ quay lại chốn xưa, và vô tình chạm mặt người quản lý cũ. Anh hồ hởi tới chào hỏi, bắt tay và cảm ơn anh quản lý đó “Anh nói đúng, tôi cảm ơn anh rất nhiều, công việc trước kia đúng là không phù hợp với tôi thật”. Clip kết thúc trước vẻ mặt ngỡ ngàng của anh chàng quản lý vẫn ánh mắt lo âu mơ hồ như mọi khi.
Nhân sự của tôi, những người tôi từng quản lý, tôi biết trong số đó có những người đã từng bị tôi làm cho tổn thương (đến nỗi người đó đã unfriend mà tôi không tìm được cách ib trở lại), nhưng nhờ đó tôi hiểu rằng chặng đường phía trước còn rất dài, và không biết chừng chúng tôi sẽ vô tình chạm mặt nhau ở đâu đó, tôi không muốn mình như anh chàng quản lý nọ (tất nhiên, tôi muốn mình là một người chị xinh đẹp vui tươi), tôi muốn khi gặp lại nhau dù có là bạn bè, đối tác, biết đâu lại đồng nghiệp (again) chúng tôi lại có thể vui vẻ được như chưa từng có chuyện chia ly.
Bởi thế nên mới nói, chặng đường phía trước còn dài lắm, làm sao để giữ được giá trị tôn trọng nhau đủ để còn nhìn lại đây?
Nhận xét