Chuyển đến nội dung chính

Thấy gì từ "Tro Tàn Rực Rỡ" đạo diễn Bùi Thạc Chuyên? (dựa theo truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư)

Là một fan của Nguyễn Ngọc Tư từ 2013 chỉ bởi vì lúc đó mình theo học Blogger Nguyễn Ngọc Long, bạn ấy nói học được nhiều từ cách viết của NNT. Sau này đọc sách của Thầy Văn Trường cũng thấy Thầy đề cập việc đọc Nguyễn Ngọc Tư để rèn kỹ năng viết sách. Mình đã săn tìm gần như được trọn bộ những tuyển tập từ tạp văn, tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn của NNT, chỉ sót vài cuốn không còn tái bản. 

Để thấy rằng, dù người ta có review phim Tro Tàn Rực Rỡ như thế nào, mình sẽ vẫn đi. Lạ kỳ hôm xem phim, cả rạp chỉ có thảy 5 mống, riêng nhóm mình 3 người, còn lại 2 anh thanh niên, mỗi người 1 góc. Bảo sao phim chỉ chiếu trong vỏn vẹn vài ngày.


Kết thúc bộ phim, người em (con trai) thốt lên 1 câu khe khẽ nhưng mình vẫn nghe thấy: "nhạt", về thẳng nhà không thêm bất kỳ 1 lời bình luận nào. Mình và người em còn lại (con gái) tiếp tục rủ nhau ăn tối và "buôn chuyện" dở dang.

Về độ nặng nề thì vốn đã quen với văn phong của NNT rồi nên mình cũng không có gì ngạc nhiên, nằm trong khả năng "chịu đựng" được, không đến mức ám ảnh và phiền não.

Thông điệp đằng sau đó, là những gì mình tiếp tục suy nghĩ.

-Người đàn ông khi có 1 mối tình sâu đậm với 1 người phụ nữ (mà không đến được) thì những người phụ nữ đến sau chỉ là "hờ". Họ có thể vẫn có trách nhiệm, nhưng tình yêu thương không có. Cho dù cô ấy có làm gì chăng nữa, họ cũng dửng dưng. Họ chỉ phản ứng nhanh khi liên quan tới người họ thầm thương trộm nhớ. Cả khi người phụ nữ trong mộng ấy có chết đi rồi thì anh ta cũng chỉ 'mảy may' 1 xíu với người vợ của mình, rồi lại "chạy biến" đi như thể tránh xa càng nhanh càng tốt. 

Vậy vì lẽ gì mà người vợ ấy, chỉ vì 1 tình yêu thời tuổi trẻ, phải chịu đựng và hy sinh gần như cả tuổi thanh xuân của mình, để đổi lại sự dửng dưng đó? Tình yêu ấy thậm chí chứa đựng cả sự bao dung, từ "đố kỵ" với "tình địch" chuyển sang chủ đích lân la làm quen, học hỏi "xem chị ấy có gì hay mà chồng mình lại yêu đến thế", rồi dần dà trở nên yêu quý và quan tâm thực sự. 

Toàn bộ chuyện diễn ra có khi tới cả "thập kỷ" khi đứa trẻ lớn lên rồi mà người vợ ấy vẫn không một lời kêu than, vẫn luôn thu vén, chia sẻ, tìm tới những mẩu chuyện mà người chồng quan tâm để kể.

Cảm giác của mình là vừa bực, vừa thương. Thương vì thân phận người vợ ấy phải chịu đựng sự ghẻ lạnh của chồng suốt bao năm. Còn bực là tại sao họ có thể chấp nhận chuyện như vậy xảy đến với mình. Không một lần đấu tranh. Dù cảnh cuối có chút nỗ lực muộn màng khi lần đầu tiên tự lái xuồng ra thăm chồng.

-Nhân vật Nhàn, người trong mộng của Dương, tình địch của Hậu và về sau trở thành người chị em thân thiết, ban đầu hạnh phúc nhưng về sau cũng chịu đựng sự bất hạnh theo một kiểu khác, cũng vì người chồng của mình. Sau vài lần Tam tự đốt nhà, hàng xóm xúi Nhàn bỏ đi nhưng nàng nhất định không rời bỏ người chồng của mình. 

Đặt vào những thử thách, nghịch cảnh để thấy "nhân cách" của con người bộc lộ. Mọi chuyện ban đầu êm ả bao nhiêu thì làm sao biết được người ta sẽ hành xử như thế nào khi có chuyện xảy ra. Chính họ cũng có thể không tưởng tượng được họ sẽ trở thành thế nào? Có đương đầu được với khó khăn, hay chấp nhận số phận và lụy tàn theo thời gian? Người còn lại (trong t/h này là Nhàn) sẽ nên làm gì với một người chồng đã mất hết cả tâm trí như vậy? Người chồng ấy chẳng còn chút niềm vui nào trong cuộc sống ngoại trừ việc tự hủy hoại mình bằng cách tự thiêu. Nàng chỉ thuận theo để mong một ngày anh ấy nhận ra? hay có thể làm gì khác? 

Trong phim thì nàng chỉ luôn ngoan ngoãn theo chồng, không phản kháng, đến sao thì đến. Nhà còn gì xài nấy. Đó liệu có phải kiểu tình yêu thương mù quáng không? Không thể giúp đỡ một người tốt hơn mà cùng "dở hơi" như nhau à? Và kết cục là chết cháy cả đôi. 

Có lẽ chẳng thể giúp được ai khi chính họ đâu cần được giúp đỡ. Phải chăng đó là bi kịch của Nhàn. 

Túm váy lại, tui đến lạy cái kiểu yêu thương một chiều ấy. Gần đây tui nghĩ nhiều tới câu "Yêu nhau là nhìn về một hướng, chứ không phải nhìn nhau". Tôi vẫn là tôi, Anh vẫn là anh, chúng ta cùng chung đích đến ước mơ của mình và bổ trợ cho nhau, chia sẻ được với nhau. Chứ nếu đến với nhau, nhìn nhau vì cái gì...thì chắc gì đã bền khi mỗi người đều đổi thay, ánh nhìn ấy có còn nguyên vẹn như xưa? 

Viết nhân một ngày hơi tâm trạng tí.
Hà Nội, 22/12/2022 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Review Khai tâm Chuyển vận - tác giả Phước Nguyễn

Mình đã đọc xong cuốn này, trong vòng 3 ngày đi công tác. Mình nghĩ: "cuốn sách giúp ai đó đi qua những ngày u tối, cảm giác như đọc phiên bản Việt của sách Vãn Tình, nhưng khác là, tác giả là một thầy phong thủy, một kiến trúc sư". Khi ý thức được rằng mỗi người đều có 1 con quỷ trong mình, hãy nhận diện và chấp nhận nó, cuộc sống bắt đầu dễ thở hơn rồi. Bài học sau 10 năm mình nhận ra rằng: chẳng khuyên bảo được ai cái gì, ngay cả khi đó là bài học từ chính mình đã trải qua. Trừ khi bạn là ng có ảnh hưởng cực lớn với họ về "vấn đề" đó, còn không, hãy để họ tự bước qua bài học của mình. Ảnh chôm từ tường tác giả: Phước Nguyễn. #KhaitâmChuyểnvận

Review 101 Lời khuyên Tài chính Cá Nhân từ Thái Phạm

Trước đây chỉ biết tới nguyên tắc chi tiêu 6 cái lọ (mỗi khi bạn có thu nhập, chia thành 6 cái lọ cho các hạng mục: nhu cầu thiết yếu (55%), đầu tư sinh lời (10%), quỹ tiết kiệm (10%), phát triển bản thân (10%), hưởng thụ cuộc sống (10%), từ thiện (5%). Nay đọc sách của người Anh viết trong cuốn "101 Lời khuyên Tài chính Cá Nhân từ Thái Phạm" mới thấy còn nhiều phương pháp tiết kiệm thú vị nữa. -Phương pháp 50/20/30 -Phương pháp Kakeibo của người Nhật -Phương pháp 20/80, tiết kiệm 20%, chi tiêu 80% -Phương pháp 60/10/10/10/10 -Phương pháp 10% -Phương pháp 4 phong bì -Phương pháp "BÀ GIÀ" Một cuốn sách "cần phải có" cho những người trẻ bước vào đời, những cặp vợ chồng mới cưới (nên có chung sự thông hiểu về tài chính, cùng nhau vun vén) và những người không còn trẻ vẫn đang loay hoay về tài chính. Mình đọc vì đang thuộc nhóm thứ 3 kk. Cuốn sách được viết lần lượt thành 101 lời khuyên, khi ngắn, khi dài, bạn hãy dành thời gian để đọc và thẩm thấu nhé. Đọc pa...

Reviews Trải nghiệm khách hàng xuất sắc

      -Khoản trả góp của chị bị thiếu 500 đồng, chị chuyển khoản nốt cho bên em thì mới thanh toán được kỳ này. -Em ơi, bên Spa họ báo chị chuyển khoản bao nhiêu, chị bắn bấy nhiêu, chị có cố tình trả thiếu đâu. Mà có mỗi 500 đồng, em tìm cách xử lý giúp chị, chứ làm sao chị chuyển được 500 đồng… Đến lần gọi thứ 2, thứ 3 nhân viên ngân hàng V***** vẫn giục tôi cùng lý do, tôi phải nhờ một người em có tài khoản ngân hàng đó chuyển giúp 1000 đồng. Chưa hết, tiếp tục cuộc gọi thứ 4: -Chị chưa trả cho bên em 500 đồng thì khoản này sẽ không được tính là thanh toán đâu chị. -Em kiểm tra lại trên hệ thống đi, đã trả cách đây 1 tiếng rồi đấy. Sao bên em phiền vậy, chị muốn hủy dịch vụ của cả 2 bên, spa lẫn hợp đồng trả góp này. -Nhưng hệ thống ghi chú 3 cuộc gọi trước chưa được xử lý, chị thông cảm đó là vì vòng lặp của bên em….Chị sẽ tiếp tục bị làm phiền nếu chưa hoàn tất khoản nợ này. Thật sự lúc đó tôi chỉ muốn chửi thề, cái vòng lặp chết tiệt… Đúng như tôi “dự đoán”, gi...